Đã lập hóa đơn sau đó thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu theo giá trị thực tế quyết toán công trình thì xử lý thế nào?
- Hướng dẫn xử lý hóa đơn trong trường hợp doanh nghiệp đã lập hóa đơn sau đó thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu theo giá trị thực tế quyết toán công trình?
- Khi chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải đảm bảo điều kiện gì?
- Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn trong trường hợp doanh nghiệp đã lập hóa đơn sau đó thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu theo giá trị thực tế quyết toán công trình?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định như sau:
Xử lý chuyển tiếp
...
6. Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
...
Căn cứ tại Công văn 62544/CTHN-TTHT năm 2022 (tại đây) hướng dẫn như sau:
...
Trường hợp Công ty đã lập hóa đơn theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ, sau đó thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu theo giá trị thực tế quyết toán công trình thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
...
Như vậy theo quy định trên trường hợp doanh nghiệp đã lập hóa đơn sau đó thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu theo giá trị thực tế quyết toán công trình thì thực hiện như sau:
- Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót.
- Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Đã lập hóa đơn sau đó thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu theo giá trị thực tế quyết toán công trình thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Khi chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định khi huyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải đảm bảo điều kiện sau:
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
- Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ bao gồm:
- Đối với công chức thuế:
+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ.
+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan:
+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ.
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hết học kỳ 1 là ngày bao nhiêu năm học 2024 2025? Tính điểm trung bình môn học kỳ 1 tính như thế nào?
- Chi đoàn là gì? Chi đoàn có bao nhiêu đoàn viên thì bầu Ban Chấp hành chi đoàn theo quy định hiện nay?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân công đoàn đề nghị tặng Bằng khen chuyên đề? Tải mẫu? Cá nhân được xét khen thưởng phải đạt bao nhiêu điểm thi đua?
- Trang trí Giáng sinh lớp học cần những phụ kiện gì? Kết hợp trang trí Noel lớp học với các trò chơi sáng tạo? Giáng sinh là ngày lễ lớn?
- Hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu, phụ tùng nhập khẩu từ 1/1/2025 thế nào?