Đã có Thông tư 10/2022/TT-NHNN về quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
- Đối tượng áp dụng của Thông tư 10/2022/TT-NHNN về quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế là gì?
- Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế là gì?
- Thông tư 10/2022/TT-NHNN quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh có hiệu lực khi nào?
Đối tượng áp dụng của Thông tư 10/2022/TT-NHNN về quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế là gì?
Theo Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-NHNN quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức phát hành là người cư trú bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Đã có Thông tư 10/2022/TT-NHNN về quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-NHNN quy định về nguyên tắc lập và gửi hồ sơ như sau:
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ
1. Tổ chức phát hành gửi 01 bộ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này theo 01 trong 03 cách thức sau:
a) Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
b) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước;
c) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước.
3. Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chính (tập tin định dạng PDF), trừ Đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế và Đơn đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế được khai trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước.
4. Các tài liệu trong hồ sơ giấy là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức phát hành về việc sao từ bản chính.
5. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do tổ chức phát hành tự dịch hoặc thông qua một tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật. Tổ chức phát hành xác nhận về tính chính xác của bản dịch tiếng Việt và nội dung bằng tiếng nước ngoài.
6. Tổ chức phát hành chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin nêu tại hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế.
Thông tư 10/2022/TT-NHNN quản lý ngoại hối việc phát hành trái phiếu ra quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh có hiệu lực khi nào?
Theo Điều 12 Thông tư 10/2022/TT-NHNN quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về cách thức nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các điều khoản, văn bản sau đây hết hiệu lực:
a) Thông tư số 17/2013/TT-NHNN ngày 16/7/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
b) Điều 12 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản.
Lưu ý:
Đối với các hồ sơ đăng ký hạn mức phát hành, đăng ký khoản phát hành, đăng ký thay đổi khoản phát hành Ngân hàng Nhà nước nhận được trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa được xem xét, xử lý thì được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2013/TT-NHNN ngày 16/7/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy, trước đó, hoạt động quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh được quy định bởi Thông tư 17/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/9/2013, tuy nhiên, sau khi Thông tư 10/2022/TT-NHNN có hiệu lực sẽ thay thế văn bảo nêu trên.
Thông tư 10/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 15/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là những chi phí như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?