Đã có Quyết định 1495 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước từ 20/8/2024 thế nào?
Đã có Quyết định 1495/QĐ-KTNN về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước từ 20/8/2024 thế nào?
Ngày 20 tháng 8 năm 2024 Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế tổ chức, hoạt động Đoàn kiểm toán Nhà nước.
Cụ thể, ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 là Quy chế tổ chức, hoạt động Đoàn kiểm toán Nhà nước.
Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2024.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Đoàn kiểm toán) ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán, mối quan hệ công tác, lề lối làm việc của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, các thành viên Đoàn kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 áp dụng đối với các Đoàn kiểm toán được thành lập theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
TẢI VỀ: Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024
Đã có Quyết định 1495 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước từ 20/8/2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Đoàn kiểm toán như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Đoàn kiểm toán
1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
3. Trong hoạt động kiểm toán, các thành viên của Đoàn kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ Luật Kiểm toán nhà nước, quy định của cấp có thẩm quyền về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quy định của Kiểm toán nhà nước.
4. Khi tiến hành kiểm toán ở nước ngoài, Đoàn kiểm toán phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế; tuân thủ nguyên tắc: tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh quốc phòng và bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động của Đoàn kiểm toán như sau:
- Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
- Trong hoạt động kiểm toán, các thành viên của Đoàn kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ Luật Kiểm toán nhà nước, quy định của cấp có thẩm quyền về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quy định của Kiểm toán nhà nước.
- Khi tiến hành kiểm toán ở nước ngoài, Đoàn kiểm toán phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế; tuân thủ nguyên tắc: tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh quốc phòng và bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Địa điểm kiểm toán được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định địa điểm kiểm toán như sau:
(i) Việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
(ii) Địa điểm kiểm toán do Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đề xuất và trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt khi xét duyệt kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán.
(iii) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trường hợp cần thiết phải thay đổi địa điểm kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán đề xuất Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
(iv) Trường hợp kiểm tra, đối chiếu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có thể được thực hiện tại trụ sở đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán; trụ sở đơn vị được kiểm toán; trụ sở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được kiểm tra, đối chiếu hoặc địa điểm khác có liên quan đến nội dung kiểm tra, đối chiếu.
Thời hạn kiểm toán được tính thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định như sau:
Thời hạn kiểm toán
1. Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
2. Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
3. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tải chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn cuộc kiểm toán.
Theo đó, thời hạn kiểm toán được tính như sau:
(i) Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
(ii) Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại (iii). Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
(iii) Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn cuộc kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các mẫu báo cáo kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
- Thông tư phân loại phim mới nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch? Tải về Thông tư phân loại phim mới nhất?
- Miêu tả ở mức độ quá mức Phim 18+ là gì? Hành vi bạo lực trong phim 18+ không được miêu tả ở mức độ quá mức?
- Hướng dẫn Đổi CCCD hết hạn online 2025 trên cổng dịch vụ công quốc gia? Thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn 2025 ra sao?
- Ngày 25 1 có sự kiện gì? Ngày 25 1 cung gì? Ngày 25 1 CBCCVC chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?