Cuộc thi viết về Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023 có thể lệ như thế nào?
Cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023 có thể lệ như thế nào?
Ngày 9/10 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023. Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dự và phát động cuộc thi.
Theo đó, nội dung của cuộc thi viết " Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2023 như sau:
Nội dung các tác phẩm dự thi:
Tác phẩm dự thi tập trung vào những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường, cụ thể như sau:
Những ấn tượng sâu sắc về thầy cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả (hoặc bạn bè, người thân tác giả);
Những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh, đối với nghề;
Những kỷ niệm, ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học.
Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, có tác phẩm phù hợp với thể lệ của cuộc thi; Những thành viên tham gia Ban Tổ chức và Ban Giám khảo của cuộc thi không được gửi tác phẩm tham dự cuộc thi.
Thể loại và hình thức trình bày:
Các tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có).
Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman.
Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi. Các thông tin bắt buộc, bao gồm: họ và tên, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại; thông tin về nhân vật trong tác phẩm.
Các tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên sách báo, chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do Bộ, Ngành, Trung ương tổ chức tính đến ngày gửi đến Ban Tổ chức. Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình.
Tiêu chí xét trao giải và sử dụng tác phẩm:
Các tác phẩm được chọn để xét trao giải thưởng phải đảm bảo tính chân thực, chính xác;
Có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn; có tác động tích cực tới độc giả về tình cảm, cảm xúc, góp phần nâng cao niềm tự hào, mến yêu của học sinh, sinh viên đối với thầy giáo, cô giáo và nhà trường;
Được trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, khúc triết, văn phong trong sáng, hấp dẫn;
Tất cả các tác phẩm dự thi không trả lại tác giả;
Ban tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm tham gia dự thi phục vụ cho công tác tuyên truyền về các hoạt động của ngành Giáo dục dưới mọi hình thức theo quy định hiện hành của Nhà nước;
Bản quyền tác phẩm đạt giải thuộc về Ban Tổ chức cuộc thi;
Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả có liên quan. Tác phẩm đoạt giải nếu vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng và tiền thưởng;
Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho tác giả có bài viết đoạt giải hoặc người được tác giả đoạt giải ủy quyền khi kết thúc cuộc thi. Trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự lễ nhận giải, Ban Tổ chức sẽ gửi giải thưởng tới tác giả qua đường bưu điện.
Số lượng và thời hạn và địa chỉ nhận tác phẩm thi
Không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi của mỗi tác giả;
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày phát động cuộc thi cho đến hết ngày 30/11/2023;
Tác phẩm dự thi gửi về email: cuocthi.gdtd@gmail.com
Cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023 có thể lệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023 là gì?
Theo thông tin đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức là Báo Giáo dục và Thời đại thì cơ cấu giải thưởng của cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023 như sau:
Ban tổ chức trao 2 giải tập thể; 2 giải Nhất; 4 giải Nhì; 6 giải Ba; 10 giải Khuyến khích; 2 Giải dành cho Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải; Giải thưởng phụ do Ban Tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định, tùy tình hình thực tế của mối năm tổ chức.
Giải Nhất: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 10.000.000đ/ giải;
Giải Nhì: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 8.000.000đ/giải;
Giải Ba: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 6.000.000đ/giải;
Giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 3.000.000đ/giải.
Giải tập thể: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 5.000.000 đồng/giải.
Giải Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000 đồng/giải.
Giải thưởng phụ: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000đ/giải. (Tiền thưởng nêu trên đã bao gồm thuế thu nhập mà các tác giả đạt giải phải thực hiện nghĩa vụ thuế của Nhà nước)
Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo đến tác giả đoạt giải và đăng tải trên Báo Giáo dục và Thời đại, website của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2023.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
Theo như quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của Bộ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?