Cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức dưới hình thức nào? Thu hồi danh hiệu Hoa hậu trong trường hợp cuộc thi người đẹp xảy ra vi phạm pháp luật được quy định như thế nào?

Thu hồi danh hiệu Hoa hậu trong trường hợp xảy ra vi phạm pháp luật được quy định như thế nào? Cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức dưới hình thức nào? Câu hỏi của chị Duy đến từ Long An.

Thu hồi danh hiệu Hoa hậu trong trường hợp xảy ra vi phạm pháp luật?

Căn cứ vào Mục 8 Chỉ thị 274/CT-BVHTTDL năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nội dung hướng dẫn các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Tổ chức thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành tại địa phương; bố trí nguồn lực để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định, trong đó chú trọng các nhiệm vụ mới được phân cấp, ủy quyền cho địa phương như: chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, cấp phép phân loại phim;

- Về quản lý hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu: quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các cuộc thi người đẹp, người mẫu trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp trong quản lý đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu có quy mô lớn, có yếu tố nước ngoài, liên quan đến công tác dân tộc, bình đẳng giới, trẻ em, được tổ chức nhiều vòng ở nhiều địa phương; thẩm định chặt chẽ hồ sơ (trong đó rà soát kỹ Đề án bảo đảm tính thống nhất, phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc, văn hóa truyền thống, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện thực tiễn của địa phương) trước khi tham mưu chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu; tăng cường kiểm tra, theo dõi sau khi cấp văn bản chấp thuận, kiên quyết dừng cuộc thi người đẹp, người mẫu, chỉ đạo việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi trong trường hợp có vi phạm pháp luật;

- Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: phát hiện và tổ chức ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích, thực hành sai lệch di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát huy vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của chính quyền địa phương ở cơ sở; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ chuyên môn và người trực tiếp trông coi di tích; chuẩn bị kỹ hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể khi trình cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về nội dung, tính khoa học, pháp lý của hồ sơ;

- Về quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội: tham mưu, rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; tổ chức giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, về các giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; tăng cường kiểm tra, theo dõi trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, biến tướng, làm sai lệch lễ hội truyền thống;

Theo như nội dung hướng dẫn trên thì các địa phương phải tăng cường theo dõi và kiểm tra các cuộc thi người đẹp, người mẫu và hủy kết quả cuộc thi, thu hồi danh hiệu khi xảy ra vi phạm pháp luật.

Điều này đồng nghĩa nếu như cuộc thi Hoa hậu xảy ra vi phạm pháp luật thì sẽ tiến hành hủy kết quả và thu hồi danh hiệu Hoa hậu.

Thu hồi danh hiệu Hoa hậu trong trường hợp cuộc thi người đẹp xảy ra vi phạm pháp luật? Cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức dưới hình thức nào?

Cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức dưới hình thức nào? Thu hồi danh hiệu Hoa hậu trong trường hợp cuộc thi người đẹp xảy ra vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức dưới hình thức nào?

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.

Như vậy, cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2020/NĐ-CP về việc thông báo.

Cuộc thi khác không thuộc hình thức vừa nêu sẽ thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2020/NĐ-CP. Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng thì người đăng, phát sẽ phải chịu trách nhiệm.

Thông báo tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thông báo tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
2. Trình tự tiếp nhận thông báo:
Cơ quan, tổ chức gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.

Như vậy, theo quy định trên việc tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu sẽ được thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức bởi cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động.

Thi người đẹp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thay đổi thời gian cuộc thi hoa hậu đã được cấp phép trước đó thì có cần xin giấy phép mới không?
Pháp luật
Đang áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam có được đại diện đất nước ra nước ngoài dự thi hay không?
Pháp luật
Cá nhân thi hoa hậu chui ở nước ngoài đạt giải thưởng có được phép sử dụng danh hiệu trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thí sinh đại diện Việt Nam tham gia Miss International - Hoa hậu quốc tế phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Để trở thành thí sinh đại diện Việt Nam tham gia Miss Grand International - Hoa hậu Hòa Bình Quốc tế ở nước ngoài thì có cần xin cấp phép không?
Pháp luật
Miss International - Hoa hậu quốc tế, thí sinh đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi này có bắt buộc phải có danh hiệu hoa hậu trong nước không?
Pháp luật
Miss Grand International - Hoa hậu Hòa Bình Quốc tế, thí sinh đại diện Việt Nam ra nước ngoài dự thi phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Hoa hậu Hoàn vũ thế giới - Miss Universe: Thí sinh đại diện Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu hiện nay như thế nào? Phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Hoa hậu Việt Nam có thể bị tước vương miện khi có tác động tiêu cực đến cộng đồng hay không? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền tước vương miện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi người đẹp
1,541 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi người đẹp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào