Cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm tiến hành thế nào? Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm ra sao?

Cho tôi hỏi: Cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm tiến hành thế nào? Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm ra sao? - Câu hỏi của anh B.D (Long Xuyên).

Cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm kỷ luật được tiến hành thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:

Tổ chức họp kiểm điểm viên chức
...
3. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt ở cuộc họp theo thông báo triệu tập lần thứ 2 thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành;
c) Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này. Tại cuộc họp này không tiến hành biểu quyết, bỏ phiếu;
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản.

Như vậy, việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm kỷ luật được tiến hành theo trình tự sau:

- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung liên quan đến viên chức vi phạm;

- Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật;

- Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung liên quan đến viên chức vi phạm;

- Người chủ trì cuộc họp kết luận.

Cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm tiến hành thế nào? Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm ra sao?

Cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm tiến hành thế nào? Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm ra sao? (Hình từ Internet)

Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm viên chức không giữ chức vụ quản lý thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Tổ chức họp kiểm điểm viên chức
....
2. Thành phần tham dự cuộc họp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác là đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp là toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành và đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn của đơn vị;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Trường hợp người bị kiểm điểm là viên chức được cử biệt phái thì ngoài thành phần quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải có đại diện lãnh đạo của cơ quan cử viên chức biệt phái.

Như vậy, thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm viên chức không giữ chức vụ quản lý được xác định như sau:

- Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác là đơn vị cấu thành:

Thành phần dự họp là toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành và đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn của đơn vị;

- Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành:

Thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Trường hợp người bị kiểm điểm là viên chức được cử biệt phái:

Thành phần dự họp kiểm điểm bao gồm:

+ Toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành và đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn của đơn vị;

+ Toàn thể viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Đại diện lãnh đạo của cơ quan cử viên chức biệt phái.

Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm viên chức ra sao?

Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm viên chức được quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:

Tổ chức họp kiểm điểm viên chức
1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
a) Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
b) Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp kỷ luật. Trường hợp người đứng đầu, tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định này thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng viên chức chủ trì cuộc họp.

Như vậy, trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm viên chức được xác định theo nội dung nêu trên.

Kiểm điểm viên chức
Viên chức TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIÊN CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức làm việc tại cơ sở GD đại học công lập được tham gia góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp tại Thủ đô từ 01/1/2025?
Pháp luật
Thẩm quyền tuyển dụng viên chức được quy định thế nào và Hội đồng tuyển dụng viên chức bao gồm bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Chế độ tập sự và hướng dẫn tập sự của viên chức được quy định như thế nào? Thời gian tập sự có được được tính vào thời gian xét nâng bậc lương không?
Pháp luật
Viên chức được đánh giá, xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành thì phải đảm bảo được những tiêu chí gì?
Pháp luật
Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Viên chức là gì? Nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành quy định ra sao?
Pháp luật
Công chức, viên chức nhà nước có được làm thêm công việc ở bên ngoài để kiếm thêm tiền hay không?
Pháp luật
Có được điều động công chức sang làm viên chức không? Công chức chuyển sang làm viên chức còn được hưởng phụ cấp công vụ không?
Pháp luật
Điều kiện, tiêu chuẩn xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên ra sao? Viên chức có được tiếp nhận làm công chức không thông qua hình thức tuyển dụng không?
Pháp luật
Kế toán của trường học công lập được xác định là công chức hay viên chức? Nhiệm vụ của kế toán trường học là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm điểm viên chức
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
7,112 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm điểm viên chức Viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm điểm viên chức Xem toàn bộ văn bản về Viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào