Công văn 3287/VPCP-KSTT hướng dẫn triển khai ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ?
Công văn 3287/VPCP-KSTT hướng dẫn triển khai ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ?
Ngày 14 tháng 5 năm 2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 3287/VPCP-KSTT năm 2024 hướng dẫn triển khai ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình CP, TTg.
Tại Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 3287/VPCP-KSTT năm 2024 hướng dẫn thực hiện như sau:
(1) Các yêu cầu đối với văn bản trình ký
- Hồ sơ trình của các Bộ, ngành, địa phương, dự thảo Văn bản trình Lãnh đạo Chính phủ ký ban hành cần đảm bảo đúng quy định tại Điều 12, Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP.
- Dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo đúng thể thức quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.
- Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương có chức năng ký tắt điện tử trên tệp định dạng PDF, đảm bảo chữ ký số hợp lệ, chữ ký số còn hiệu lực.
(2) Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị văn bản dự thảo:
Bộ, ngành, địa phương truy cập đường dẫn (template văn bản dự thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) để tải biểu mẫu văn bản dự thảo của Văn phòng Chính phủ:
Các thông tin cần lưu ý trong biểu mẫu văn bản dự thảo trình lãnh đạo Chính phủ
Các thông tin dự thảo cần lưu ý:
- (1): Đảm bảo giãn khoảng trống giữa “Số:” và ký tự “/” tối thiểu 6 ký tự, bắt buộc bao gồm ký hiệu phát hành sau ký tự “/”, ghi đúng số hiệu văn bản theo loại văn bản dự thảo trình lãnh đạo Chính phủ.
- (2): Đảm bảo giãn khoảng trống giữa “ngày” và “tháng” tối thiểu 6 ký tự.
- (3): Đảm bảo giãn khoảng trống giữa “tháng” và “năm” tối thiểu 6 ký tự.
- (4): Yêu cầu nhập chính xác chức danh và họ tên người ký, đảm bảo khoảng trống chứa chữ ký theo biểu mẫu của Văn phòng Chính phủ, không giảm khoảng trống.
- (5): Khu vực để Bộ, ngành, địa phương nhập nội dung văn bản dự thảo trình ký lãnh đạo Chính phủ.
- (6): Khu vực để Bộ, ngành, địa phương nhập thông tin nơi nhận văn bản sau khi được phát hành.
Bước 2: Tạo hồ sơ công việc, trình lãnh đạo ký tắt và gửi Văn bản, Tờ trình (có văn bản dự thảo có chữ ký tắt điện tử của người có thẩm quyền) đến Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của Văn phòng Chính phủ:
Chuyên viên của Bộ, ngành, địa phương sau khi đảm bảo đúng, đủ nội dung trình ký, thực hiện trình lãnh đạo Bộ, Ngành, Địa phương hồ sơ công việc (bao gồm văn bản dự thảo) theo luồng xử lý trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương.
Lãnh đạo Bộ, Ngành, Địa phương thực hiện ký tắt văn bản dự thảo, chữ ký tắt điện tử được thể hiện ngay sau dấu kết thúc văn bản “./.”
Văn bản dự thảo trình Lãnh đạo Chính phủ được đính kèm cùng văn bản phát hành gửi điện tử qua Trục liên thông văn bản Quốc gia đến Văn phòng Chính phủ.
Bước 3: Văn phòng Chính phủ tiếp nhận xử lý dự thảo Văn bản có chữ ký tắt điện tử:
Văn thư tổng hợp Vụ Hành chính của Văn phòng Chính phủ thực hiện kiểm tra văn bản được Bộ, ngành, địa phương gửi điện tử thông qua trục liên thông Văn bản Quốc gia.
- Trường hợp văn bản đảm bảo đúng, đủ nội dung, đúng thể thức, Văn phòng Chính phủ thực hiện luồng xử lý trình lên lãnh đạo Chính phủ.
- Trường hợp văn bản không đảm bảo về nội dung, thể thức, Văn phòng Chính phủ trả lại Bộ, ngành, địa phương thông qua trục liên thông văn bản Quốc gia. Bộ, ngành, địa phương phải cập nhật văn bản theo đúng quy định trước khi gửi lại Văn phòng Chính phủ.
Hotline hỗ trợ kỹ thuật hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại Văn phòng Chính phủ: Đ/c Lê Sơn Tùng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, điện thoại 0988757775.
(3) Ví dụ mẫu
Mẫu văn bản dự thảo được lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương ký tắt trên tệp định dạng PDF và gửi sang VPCP:
Công văn 3287/VPCP-KSTT hướng dẫn triển khai ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ? (Hình từ Internet)
Chữ ký điện tử có bao nhiêu loại?
Tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về chữ ký điện tử như sau:
Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:
a) Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;
b) Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;
c) Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
2. Chữ ký điện tử chuyên dùng phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;
b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;
c) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;
d) Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận.
...
Chữ ký điện tử được chia thành 3 loại:
- Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng
- Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như thế nào?
Tại Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như sau:
(1) Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử.
(2) Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.
(3) Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó.
Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?