Công ty có được phép trả lương bằng sản phẩm? Công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm bị xử phạt như thế nào?

Cho hỏi công ty có được phép trả lương bằng sản phẩm? Công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Nam (Khánh Hòa).

Công ty có được phép trả lương bằng sản phẩm?

Hiện nay, Bộ luật Lao động không quy định về việc trả lương bằng sản phẩm. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Do vậy, người sử dụng lao động buộc phải trả lương bằng tiền cho người lao động chứ không được trả lương bằng sản phẩm.

Công ty có được phép trả lương bằng sản phẩm? Công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm bị xử phạt như thế nào?

Công ty có được phép trả lương bằng sản phẩm? Công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2015 quy định như sau:

Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Theo đó, tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

Trong trường hợp công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm sẽ bị xử phạt, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

- Phạt tiền từ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Bên cạnh đó, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc công ty trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm công ty bị xử phạt.

Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, trong trường hợp tổ chức vi phạm, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghi định 12/2022/NĐ-CP, sẽ bị phạt gấp đôi. Do đó, trường hợp Công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm có thể bị xử phạt với mức cao nhất là 100.000.000 đồng.

Công ty có được thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo quy định trên, dựa trên kết quả lao động mà công ty xem xét thưởng cho nhân viên. Do vậy, thưởng là khoản không bắt buộc.

Bênh cạnh đó, Công ty có thể tự do lựa chọn hình thức thưởng cho nhân viên: bằng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác.

Như vậy, mặc dù bắt buộc phải trả lương cho người lao động bằng tiền nhưng cho phép công ty được thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm.

Trả lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty đang gặp khó khăn thì có thể chậm trả lương và thỏa thuận với người lao động được hay không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bị bắt buộc phải trả lương cho người lao động vào ngày 05 hàng tháng hay không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động không trả lương đúng hạn cho người lao động theo như thỏa thuận thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trả lương cao hơn cho những người không tham gia vào công đoàn cơ sở liệu công ty có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Trong thời gian học nghề người lao động có được công ty trả lương hay không? Tiền lương mà họ có thể nhận được là bao nhiêu?
Pháp luật
Thế nào là KPI? Doanh nghiệp trả lương theo KPI cần lưu ý điều gì? Hướng dẫn cách xây dựng KPI hiệu quả?
Pháp luật
Nợ lương người lao động bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị phạt? Không trả lương đúng hạn thì doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Việc trả lương cho người lao động cần đảm bảo nguyên tắc gì? Công ty chậm trả lương cho người lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người lao động khi đi làm vào ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động lưu ý: Việc làm part time trả bao nhiêu lương thì phù hợp với quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trả lương
3,225 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trả lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào