Công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương phải được UBND báo cáo hằng năm cho HĐND đúng không?

Cho hỏi công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương phải được UBND phải báo cáo hằng năm cho HĐND có đúng không? - Câu hỏi của anh Hải tại Long An.

UBND phải báo cáo hằng năm cho HĐND cùng cấp về công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương đúng không?

Căn cứ Điều 50 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:

Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.
2. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo hằng năm cho Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương phải được UBND báo cáo hằng năm cho HĐND đúng không?

Công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương phải được UBND báo cáo hằng năm cho HĐND đúng không? (Hình từ Ineternet)

Công tác phòng, chống bạo lực gia đình phải được Chính phủ báo cáo Quốc hội bao lâu một lần?

Căn cứ Điều 47 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo đó, cứ định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Các Bộ ban ngành có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình?

Căn cứ Điều 49 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau về trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

- Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

+ Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về chăm sóc, điều trị đối với người bệnh là người bị bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là người bị bạo lực gia đình;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế thực hiện tư vấn, chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:

+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội; hướng dẫn việc tiếp nhận, trợ giúp người bị bạo lực gia đình tại cơ sở trợ giúp xã hội;

+ Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo và phòng, chống tệ nạn xã hội;

+ Hướng dẫn cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bị bạo lực gia đình được tiếp nhận và trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học;

+ Hướng dẫn cơ sở giáo dục tiếp nhận, phát hiện, hỗ trợ người học bị bạo lực gia đình.

- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phát hiện và ngăn chặn các thông tin, hình ảnh, dữ liệu trên không gian mạng, trên báo chí, trong các trò chơi điện tử và các ấn phẩm xuất bản nhằm kích động bạo lực gia đình.

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm sau đây:

+ Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên, người thực hiện trợ giúp pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Hướng dẫn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện báo cáo thống kê trường hợp người bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

- Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

+ Ban hành văn bản hướng dẫn công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc;

+ Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý;

+ Chủ trì, phối hợp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Hướng dẫn việc thực hiện thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

1,829 lượt xem
Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào