Công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ra sao?
Công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ra sao?
Công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng là một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nhằm ngăn chặn vấn đề sở hữu chéo làm ảnh hưởng đến an ninh ngành ngân hàng.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định rõ cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các thông tin sau đây:
(1) Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức; ngày cấp, nơi cấp của giấy tờ này;
(2) Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với người cung cấp thông tin;
(3) Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương; người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với người cung cấp thông tin.
(4) Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại tổ chức tín dụng đó;
(5) Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan của mình tại tổ chức tín dụng đó.
Cần lưu ý:
Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải gửi tổ chức tín dụng bằng văn bản cung cấp thông tin lần đầu và khi có thay đổi các thông tin này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi thông tin.
Đối với thông tin (4) và (5), cổ đông chỉ phải cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng khi có mức thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình và người có liên quan từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó so với lần cung cấp liền trước.
Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải bảo đảm thông tin cung cấp công khai trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp công khai thông tin đó.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải thực hiện các công việc sau liên quan đến công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên:
Tổ chức tín dụng phải niêm yết, lưu giữ thông tin tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng và gửi báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp.
Định kỳ hằng năm, tổ chức tín dụng công bố thông tin (1) (4) (5) với Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin về họ và tên cá nhân, tên tổ chức là cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng và thông tin (4) và (5) trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp.
Tổ chức tín dụng phải bảo đảm thông tin công bố công khai trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải chịu trách nhiệm về việc công bố công khai thông tin đó.
Công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông tổ chức tín dụng được giảm theo quy định mới ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần
1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
...
So với quy định hiện hành tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 thì:
- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân vẫn được giữ mức 05%.
Tuy nhiên, đối với việc sở hữu chéo của chủ thể tổ chức thì Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã giảm mức tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan của cổ đông so với quy định hiện hành, cụ thể:
Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức từ mức không vượt quá 15% xuống không vượt quá 10%.
Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan của cổ đông từ mức không vượt quá 20% xuống không vượt quá 15%.
Đôi với việc sở hữu chéo giữa cổ đông các tổ chức tín dụng thì quy định mới vẫn giữ tinh thần cũ là cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?