Công chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học khi thi nâng ngạch công chức trong những trường hợp nào?
Trường hợp nào công chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học khi thi nâng ngạch công chức theo quy định?
Căn cứ quy định tại Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức tham gia kỳ thi nâng ngạch công chức sẽ thi các môn bao gồm: môn kiến thức chung, môn ngoại ngữ, môn tin học và môn chuyên môn, nghiệp vụ.
Tại khoản 6 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch
Thi nâng ngạch công chức được thực hiện như sau:
...
6. Miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
a) Công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
b) Công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
c) Công chức có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi;
d) Công chức có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
7. Miễn thi môn tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
Như vậy, công chức thi thăng hạng sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học trong các trường hợp nêu trên.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức cũng sẽ không phải thi môn tin học trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quyết định thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
Theo đó, công chức sẽ được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức thông báo điểm của môn thi ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi trên máy vi tính.
Trường hợp nào công chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học khi thi nâng ngạch công chức theo quy định?
Hồ sơ thi nâng ngạch công chức gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về hồ sơ nâng ngạch công chức như sau:
Hồ sơ nâng ngạch công chức
1. Hồ sơ thi nâng ngạch công chức:
a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
d) Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
2. Hồ sơ xét nâng ngạch công chức:
Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ xét nâng ngạch công chức còn có bản sao các văn bản minh chứng về tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch công chức quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức đăng ký thi nâng ngạch cần chuẩn bị hồ sơ thi như sau:
- Sơ yếu lý lịch công chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi (trường hợp không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì không nộp kèm theo);
- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức
Khi tổ chức thi nâng ngạch công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quy định tại Điều 32 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức;
2. Xác định chỉ tiêu nâng ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu công chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc;
3. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
4. Quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
5. Quyết định tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
6. Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
7. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có các nhiệm vụ, quyền hạn theo nội dung được quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?