Công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM? Có bao nhiêu đợt thi đánh giá năng lực?
Công bố thời gian thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024?
Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2024.
- Kỳ thi được tổ chức 2 đợt, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, đợt 1 dự kiến tổ chức vào ngày 7/4/2024 và đợt 2 dự kiến tổ chức vào ngày 2/6/2024.
- Ngoài 21 địa điểm đã tổ chức trong năm 2023, kỳ thi cũng dự kiến sẽ bổ sung thêm hai điểm thi tại tỉnh: Bình Phước và Tây Ninh.
- ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ định hướng tiếp tục được mở rộng quy mô kỳ thi đánh giá năng lực trong năm 2025; đồng thời cấu trúc đề thi sẽ có điều chỉnh để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước đó, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có dự kiến về lịch thi dự kiến HSA năm 2024 như sau:
Đợt thi | Ngày thi (thứ 7 và Chủ nhật) | Quy mô (lượt thi) |
HSA 401 | 23-24/3/2024 | 8.000 |
HSA 402 | 6-7/4/2024 | 15.000 |
HSA 403 | 20-21/4/2024 | 15.000 |
HSA 404 | 11-12/5/2024 | 15.000 |
HSA 405 | 25-26/5/2024 | 15.000 |
HSA 406 | 1-2/6/2024 | 7.000 |
Công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM? Có bao nhiêu đợt thi đánh giá năng lực? (Hình từ Internet)
Danh sách các đơn vị đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM?
Dưới dây là danh sách các đơn vị đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM được cập nhật năm 2023:
A. CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA ĐHQG-HCM
1 Trường Đại học Bách khoa
2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
3 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
4 Trường Đại học Kinh tế - Luật
5 Trường Đại học Công nghệ Thông tin
6 Trường Đại học Quốc tế
7 Trường Đại học An Giang
8 Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre
9 Khoa Chính trị-Hành chính
10 Khoa Y ĐHQG-HCM
B. CÁC ĐƠN VỊ ĐẠI HỌC NGOÀI HỆ THỐNG ĐHQG-HCM
1. Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Bách khoa
2. Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền Thông Việt
Hàn
3. Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Kinh tế
4. Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Ngoại ngữ
5. Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Sư phạm
6. Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
7. Đại học Đà Nẵng – Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh
8. Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông- Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh
9. Học Viện Hàng không Việt Nam
10. Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
11. Trường Đại học Bạc Liêu
12. Trường Đại học Bình Dương
13. Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
14. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
15. Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
16. Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
17. Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh- Phân hiệu tại tỉnh Quảng Ngãi
18. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
19. Trường Đại học Cửu Long
20. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
21. Trường Đại học Duy Tân
22. Trường Đại học Đà Lạt
23. Trường Đại học Đông Á
24. Trường Đại học Đồng Tháp
25. Trường Đại học Gia Định
26. Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP. Hồ Chí Minh
27. Trường Đại học Giao thông vận tải – Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh
28. Trường Đại học Hoa Sen
29. Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh
30. Trường Đại học Kiên Giang
31. Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
32. Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh
33. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
34. Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương
35. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
36. Trường Đại học Kinh tế- Tài chính TP. Hồ Chí Minh
37. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
38. Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
39. Trường Đại học Khánh Hoà
40. Trường Đại học Lạc Hồng
41. Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai
42. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu
43. Trường Đại học Nam Cần Thơ
44. Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
45. Trường Đại học Ngân hàng
46. Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học
47. Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II- TP. Hồ Chí Minh
48. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
49. Trường Đại học Nha Trang
50. Trường Đại học Phạm Văn Đồng
51. Trường Đại học Phan Châu Trinh
52. Trường Đại học Phan Thiết
53. Trường Đại học Phú Yên
54. Trường Đại học Quảng Bình
55. Trường Đại học Quang Trung
56. Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
57. Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
58. Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
59. Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn
60. Trường Đại học Quy Nhơn
61. Trường Đại học Sài Gòn
62. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
63. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
64. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
65. Trường Đại học Tài chính- Marketing
66. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
67. Trường Đại học Tân Tạo
68. Trường Đại học Tây Đô
69. Trường Đại học Tây Nguyên
70. Trường Đại học Tiền Giang
71. Trường Đại học Tôn Đức Thắng
72. Trường Đại học Thái Bình Dương
73. Trường Đại học Thủ Dầu Một
74. Trường Đại học Trà Vinh
75. Trường Đại học Văn Hiến
76. Trường Đại học Văn Lang
77. Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
78. Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
79. Trường Đại học Y Dươc Buôn Ma Thuột
80. Trường Đại học Yersin Đà Lạt
C. CÁC ĐƠN VỊ CAO ĐẲNG NGOÀI HỆ THỐNG ĐHQG-HCM
1. Trường Cao đẳng Bình Phước
2. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
3. Trường Cao đẳng Miền Nam
4. Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM
5. Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định
6. Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
7. Trường Cao đẳng Viễn Đông
Cơ cấu đề thi đánh giá năng lực được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định chung về cấu trúc đề thi như sau
Đề thi
1. Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.
2. Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần của nội dung môn toán hoặc môn ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học khác trong chương trình cấp THPT phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, ngành đào tạo; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.
3. Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập chủ yếu nằm trong nội dung của chương trình cấp THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của ngành, lĩnh vực đào tạo. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi tuyển sinh.
4. Đề thi được xây dựng dựa trên trích xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn, hoặc được xây dựng mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Trong trường hợp tổ chức nhiều đợt thi, hoặc một đợt thi có nhiều đề thi thì các đề thi phải bảo đảm tính tương đương. Câu hỏi thi phải được diễn đạt rõ ràng, không đa nghĩa.
5. Đề thi phải được một hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm xây dựng và phải được một hội đồng thẩm định đề thi chịu trách nhiệm thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng ra đề thi và hội đồng thẩm định đề thi phải độc lập với nhau và độc lập với các nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).
Theo đó, tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển sinh của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định thế nào? Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
- Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan?
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?