Công an xã chính quy là ai? Quan hệ công tác của Công an xã chính quy được quy định như thế nào?
Công an xã chính quy là ai?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí của Công an xã chính quy
Công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.
Theo đó, Công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân.
Đồng thời, quy định trên cũng xác định Công an xã chính quy có trách nhiệm như sau:
- Làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia,
- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,
- Đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
- Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.
Công an xã chính quy là ai? Quan hệ công tác của Công an xã chính quy được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 42/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy và lộ trình xây dựng Công an xã chính quy
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy; bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
3. Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
Quan hệ công tác của Công an xã chính quy được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 42/2021/NĐ-CP có nội dung như sau:
Quan hệ công tác của Công an xã chính quy
1. Trưởng Công an xã chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Trưởng Công an cấp huyện về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an xã.
2. Trưởng Công an xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.
3. Quan hệ giữa Công an xã với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn là quan hệ phối hợp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
Theo đó, Công an xã chính quy có quan hệ công tác như sau:
- Trưởng Công an xã chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Trưởng Công an cấp huyện về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an xã.
- Trưởng Công an xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.
- Quan hệ giữa Công an xã với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn là quan hệ phối hợp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
Trách nhiệm của các cơ quan, chủ thể trong xây dựng công an xã chính quy là gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, xây dựng lực lượng, bảo đảm các điều kiện hoạt động và thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã chính quy.
- Trang bị phương tiện làm việc, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị phục vụ công tác của Công an xã chính quy theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương bao gồm:
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.
- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện nghị nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc xây dựng Công an xã chính quy; rà soát các quy định có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với tổ chức và hoạt động của Công an xã chính quy.
Căn cứ Điều 11 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như sau:
- Có phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý theo thẩm quyền đối với Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế.
- Giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.
- Bảo đảm trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công an xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?