Công an và quân đội, chủ thể nào có quyền lực lớn hơn trong hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam?
Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân?
- Chức năng chiến đấu
+ Đây là chức năng, nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội được tổ chức thành hai thành phần để thực hiện chức năng này bao gồm: Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang. Ba thứ quân: Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Dân quân tự vệ.
+ Quân đội nhân dân được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
- Chức năng công tác phục vụ nhân dân
+ Chức năng này xuất phát từ bản chất quân đội từ nhân dân mà ra, xuất phát điểm từ nhân dân nên quan đội phải đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, là cầu nối nhiệt thành giữa nhân dân và chính quyền.
+ Trong thời bình, khi không có chiến tranh đây là nhiệm vụ nòng cốt của bộ đội, vừa phục vụ sản xuất, vừa rèn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Quân đội còn có nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật.
- Chức năng sản xuất
+ Các đơn vị quân đội luôn tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực để tự động lao động, gia tăng sản xuất, tự phục vụ cho bản thân môi trường quân đội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
+ Chức năng sản xuất của quân đội còn được thể hiện thông qua hàng loạt các xí nghiệp, nhà máy của quân đội được mọc lên,… . Điển hình trong công tác sản xuất, làm kinh tế của quân đội có thể kể đến tập đoàn Vietttel- một tập đoàn viễn thông quân đội phát triển cực lớn mạnh.
Chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân?
- Chức năng của Công an nhân dân:
Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Nhiệm vụ của Công an nhân dân:
+ Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
+ Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
+ Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Thực hiện quản lý về an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật
+ Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp;
+ Thực hiện quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Công an và quân đội, chủ thể nào có quyền lực lớn hơn trong hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam?
Thẩm quyền điều tra của Quân đội, Công an? Chủ thể nào có quyền lực lớn hơn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
“Điều 163. Thẩm quyền điều tra
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;
b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Như vậy, Công an nhân dân và Quân đội nhân dân đều có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng để thực hiện nhiệm vụ đó của mình. Quyền hạn của hai cơ quan là riêng biệt và không mâu thuẫn với nhau thể hiện cụ thể trong công tác điều tra, chức năng và nhiệm vụ của cả hai bộ phận. Do đó, em cần phải căn cứ vào đam mê, sở thích và khả năng của mình mà lựa chọn cơ quan học tập cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?