Có thể sử dụng những phương pháp nào để giám định xâm hại tình dục nam? Ai là người thực hiện giám định xâm hại tình dục nam?

Cho hỏi để giám định xâm hại tình dục nam thì những phương pháp nào được sử dụng? - Câu hỏi của anh Thành tại Hà Giang.

Để giám định xâm hại tình dục ở nam thì sử dụng những phương pháp giám định nào?

Căn cứ tiểu mục IV Mục 9 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định về phương pháp giám định xâm hại tình dục ở nam như sau:

Khám giám định

(i) Khám tổng quát

- Khai thác thông tin của người được giám định về vụ việc, quan sát hành vi, thái độ.

- Đánh giá tình trạng tinh thần: tỉnh, mệt mỏi, hoảng loạn,... có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.

- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy, ...).

- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.

- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.

- Ghi nhận những dấu vết thương tích trên cơ thể (nếu có).

- Các trường hợp đến sớm có thể dùng đèn UV soi tìm dấu vết trên cơ thể (máu, nước bọt, tinh dịch,…) và thu dấu vết nếu có.

- Khám quần áo, dấu vết (tùy trường hợp đến sớm hay muộn sẽ do GĐV quyết định): vết rách, vết bẩn, dấu vết sinh học,...

- Xem xét tóc.

- Khám toàn thân về dấu vết của chống cự như vết cào, cắn,... nếu có vết cắn phải mô tả thật kỹ.

(ii) Khám sinh dục

- Người được giám định nằm trên giường, bàn khám, tư thế sản khoa.

- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông mu, quan sát, tìm kiếm dấu vết lạ.

- Khám dương vật:

+ Xác định thương tích (nếu có).

+ Ghi nhận tình trạng niêm mạc quy đầu.

+ Ghi nhận tình trạng bao quy đầu.

+ Ghi nhận tình trạng dây hãm dương vật.

+ Ghi nhận tình trạng lỗ sáo.

+ Ghi nhận tình trạng rãnh quy đầu.

- Khám bìu: Ghi nhận tình trạng bìu, tinh hoàn.

- Thu mẫu: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý phết xung quanh quy đầu.

(iii) Khám các bộ phận khác

Khám tuần tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, mông, tay, chân. Nếu có tổn thương, thực hiện giám định theo Quy trình giám định tổn thương cơ thể trên người sống

Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng: tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết:

- Khám chuyên khoa sản (đối với nữ), nam học (đối với nam), các chuyên khoa khác (nếu cần).

- Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm tinh hoàn.

- Xét nghiệm HIV, lậu, giang mai, các bệnh lây qua đường tình dục.

- Xét nghiệm tế bào niêm mạc âm đạo trên phết rãnh quy đầu.

- Xét nghiệm tinh trùng trong phết âm đạo.

- Xét nghiệm lông thu được.

- Xét nghiệm ADN.

(iii) Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia

Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.

(iv) Nghiên cứu mẫu vật gửi giám định hoặc thực nghiệm

Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV). Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.

Sau khi thực hiện các phương pháp trên thì người thực hiện giám định tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định.

Để giám định xâm hại tình dục nam thì những phương pháp nào được sử dụng? Ai là người thực hiện giám định xâm hại tình dục nam?

Có thể sử dụng những phương pháp nào để giám định xâm hại tình dục nam? Ai là người thực hiện giám định xâm hại tình dục nam? (Hình từ Internet)

Trình tự tiếp nhận và chuẩn bị trong quy trình giám định xâm hại tình dục nam được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiểu mục III Mục 8 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định trình tự thực hiện tiếp nhận và chuẩn bị trong giám định xâm hại tình dục nam như sau:

Bước 1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định

- Bộ phận được phân công tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).

* Hồ sơ gửi giám định gồm:

- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.

- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:

+ Các hồ sơ y tế có liên quan giám định pháp y (nếu có).

+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu có).

+ Biên bản niêm phong thu mẫu vật (nếu có).

+ Bản sao hợp pháp các tài liệu khác liên quan đến nội dung cần giám định.

- Mẫu vật giám định (nếu có).

* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.

* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Bước 2. Phân công cán bộ chuyên môn

- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.

- Nhiệm vụ của GĐV:

+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.

+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.

+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.

+ Tiếp xúc với người được giám định.

+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.

+ Khám giám định; Lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).

+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.

+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần)

+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.

+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.

+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.

+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.

- Nhiệm vụ của NGV:

+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.

+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định, đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp,...

+ Chụp ảnh: Ảnh chân dung; ảnh tổn thương: vết bầm, vết sẹo, dấu răng, các biến dạng do thương tích,…; ảnh dấu vết trên bộ phận sinh dục và các nơi khác có tổn thương.

+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.

+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...

+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.

+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.

Bước 3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu

GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.

Bước 4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định

- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.

- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:

+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.

+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.

+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.

+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp người được giám định là người nói tiếng dân tộc, người nước ngoài, người khuyết tật (nếu cần thiết).

+ Bố trí người giám hộ trong trường hợp phải có người giám hộ.

Bước 5. Tiếp xúc với người được giám định

- Đối chiếu giấy tờ tùy thân của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).

- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.

- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.

Ai là người thực hiện giám định xâm hại tình dục nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định như sau:

Nhân lực thực hiện giám định pháp y
1. Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:
a) Giám định viên pháp y;
b) Người giúp việc cho giám định viên pháp y.

Theo đó, việc giám định xâm hại tình dục sẽ do giám định viên pháp y và người giúp việc cho giám định viên pháp y thực hiện.

Xâm hại tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi xâm hại tình dục với trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? Dấu hiệu nhận biết một người bị xâm hại tình dục ra sao?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi quan hệ tình dục theo pháp luật? Nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy những dấu hiệu nào?
Pháp luật
Không cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại tình dục cho cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trong mọi trường hợp, người trên 18 tuổi quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi thì đều phạm tội đúng không?
Pháp luật
Thầy giáo chủ nhiệm xâm hại tình dục học sinh lớp 4 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Xâm hại tình dục là gì và nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy có những dấu hiệu nào?
Pháp luật
Khi phát hiện có thông tin tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi nhưng không thể báo tới cơ quan công an thì có thể báo với cơ quan khác được không?
Pháp luật
Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, để chứng minh bị cáo trong sạch nhưng chủ tọa phiên tòa không cho hỏi bị hại thì có đúng không?
Pháp luật
Hành vi giao cấu trong cấu thành của các tội xâm hại tình dục là gì? Giao cấu với người dưới 13 tuổi có thể bị xử lý hình sự tội gì?
Pháp luật
Hành vi quan hệ tình dục khác theo quy định của Bộ luật Hình sự được hiểu là hành vi như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xâm hại tình dục
770 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xâm hại tình dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xâm hại tình dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào