Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện nào?
- Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải đáp ứng điều kiện nào?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp những hoạt động nào?
- Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đăng ký như thế nào?
Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải đáp ứng điều kiện sau:
(1) Điều kiện về năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Có đủ sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền kết luận theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe;
- Chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
(2) Điều kiện về trình độ từ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp được quy định như sau:
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có bằng đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; xã hội học; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với dịch vụ cung cấp.
(3) Trường hợp cơ sở đăng ký cung cấp nhiều dịch vụ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì người đứng đầu phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP và ít nhất một trong các trình độ sau:
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có bằng đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; xã hội học; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với dịch vụ cung cấp.
Điều kiện người đứng đầu dịch vụ trợ giúp hoạt động phòng, chống BLGĐ? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp những hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
+ Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
+ Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
+ Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đăng ký như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như sau:
(1) Cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gửi thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP tới cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
(2) Việc gửi thông báo đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Trường hợp cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gửi bằng hình thức điện tử, giấy thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động được định dạng là bản chụp (từ bản gốc) hoặc định dạng PDF có ký số.
(3) Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xác nhận đã nhận thông báo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình chỉ được hoạt động theo nội dung, phạm vi đăng ký. Trường hợp, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung, phạm vi hoạt động không theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
(5) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
(6) Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Thực hiện kiểm tra hoạt động của các cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?