Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện những công việc như thế nào?
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có những chức năng như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về chức năng của cơ sở cai nghiện ma túy công lập như sau:
- Tổ chức cai nghiện ma túy cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc.
- Quản lý người nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định.
- Cung cấp các dịch vụ cai nghiện ma túy đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Thực hiện việc xác định tình trạng nghiện ma túy.
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện những công việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện những công việc như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở cai nghiện ma túy công lập gồm:
- Tổ chức cai nghiện ma túy cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật đối với người cai nghiện bắt buộc và quy trình cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện;
+ Tiếp nhận, phân loại đối tượng; tư vấn, xây dựng kế hoạch cai nghiện cho người cai nghiện ma túy;
+ Tổ chức các hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác, hỗ trợ phục hồi sức khỏe thể chất, tâm thần và các chức năng khác cho người cai nghiện ma túy;
+ Triển khai các hoạt động giáo dục, tư vấn, trị liệu, phục hồi chức năng về hành vi, nhân cách và các rối loạn khác đối với người cai nghiện ma túy;
+ Tổ chức các hoạt động lao động trị liệu, dạy nghề hoặc phối hợp các trung tâm hoặc cơ sở đủ điều kiện tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho người cai nghiện theo quy định của pháp luật, gắn với việc thực hiện các dự án việc làm, giảm nghèo, các chương trình kinh tế - xã hội khác phù hợp với điều kiện, cơ cấu kinh tế đặc thù của địa phương; hướng nghiệp cho người sau cai nghiện tìm việc làm, tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã hội khi trở về cộng đồng;
+ Tổ chức lớp học văn hóa cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Kết nối, tư vấn tuyên truyền, vận động người sau cai nghiện tham gia chương trình quản lý sau cai nghiện phù hợp để được hỗ trợ về sinh kế và các hỗ trợ xã hội khác; hướng dẫn, tư vấn cho gia đình người sau cai nghiện về quản lý, giáo dục người sau cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cai nghiện theo các mục tiêu; đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất, tâm thần của người cai nghiện ma túy; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp người cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng.
- Quản lý người nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống ma túy:
+ Tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Tổ chức điều trị hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác;
+ Thực hiện các hoạt động giáo dục, tư vấn cho người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Thực hiện việc xác định tình trạng nghiện theo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy đối với người tự nguyện cai nghiện:
+ Tiếp nhận, phân loại, tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy theo quy trình và các dịch vụ cai nghiện ma túy tại cơ sở;
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ xác định tình trạng nghiện ma túy, cai nghiện ma túy tại cơ sở và tại cộng đồng;
+ Kết nối, tư vấn hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật về cai nghiện ma túy cho đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động người sử dụng, người nghiện ma túy tham gia chương trình can thiệp, điều trị, cai nghiện phù hợp.
- Tư vấn các biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú, biện pháp phòng, chống tái nghiện và các chính sách hỗ trợ hòa nhập cộng đồng; kết nối, tư vấn các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng đối với người sau cai nghiện ma túy.
- Tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người cai nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS; thông tin, giáo dục, truyền thông và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở.
- Cử viên chức và người lao động của cơ sở tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ về xác định tình trạng nghiện ma túy, cai nghiện ma túy; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về tư vấn, cai nghiện ma túy cho người làm công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo quy định của cấp có thẩm quyền tại địa phương.
- Phối hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu, tham gia nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm các mô hình, phương pháp điều trị, cai nghiện, phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy và các hoạt động lao động, lao động trị liệu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường tại cơ sở cai nghiện ma túy và địa bàn trú đóng; lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự, an toàn tại cơ sở và địa bàn trú đóng; phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; xây dựng, tổng hợp, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cung cấp các dịch vụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người cai nghiện ma túy và hoạt động thăm gặp người thân của người cai nghiện ma túy.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy công lập là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 35 Luật Phòng chống ma túy 2021 có quy định cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm sau đây:
- Tuân thủ các quy định về xác định tình trạng nghiện ma túy, quy trình cai nghiện ma túy, quản lý người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy, người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bảo đảm quyền của người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện và cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; niêm yết công khai chi phí cai nghiện ma túy tại cơ sở theo quy định của pháp luật;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?