Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?
Quy định về quản lý và tổ chức vận hành trạm thu phí như thế nào?
Việc quản lý và tổ chức vận hành trạm thu phí được quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT như sau:
Quản lý và tổ chức vận hành trạm thu phí
1. Đối với dự án xây dựng và vận hành theo phương thức đối tác công tư, hạ tầng trạm thu phí, hệ thống Front-End là hạng mục của dự án cần được xây dựng và hoàn thành trước khi Dự án đưa vào vận hành khai thác.
2. Đối với dự án xây dựng và vận hành theo hình thức khác tại khoản 1 Điều này, trường hợp được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương thu phí đường bộ, hạ tầng trạm thu phí thực hiện trong dự án, hoàn thành trước khi đưa vào vận hành khai thác. Đơn vị quản lý thu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền hình thức đầu tư.
3. Đối với dự án đang trong giai đoạn khai thác: Đơn vị quản lý thu đề xuất hình thức tổ chức thu, nguồn kinh phí, hình thức đầu tư hệ thống Front-End với cơ quan có thẩm quyền để quyết định.
Như vậy, việc quản lý và tổ chức vận hành trạm thu phí được thực hiện theo quy định trên cho từng giai đoạn cụ thể.
Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ? (Hình ảnh từ Internet)
Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:
Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
1. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng.
a) Hình thức điện tử không dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải dừng lại để trả tiền sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí;
b) Hình thức một dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà khi qua trạm thu phí, phương tiện giao thông đường bộ thực hiện một lần dừng khi qua cửa kiểm soát làn thu phí để trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ;
2. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và phương thức kín.
a) Phương thức mở là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền tại trạm thu phí không phụ thuộc vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi được trên đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà chỉ phụ thuộc vào kiểu loại phương tiện;
b) Phương thức kín là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền tại trạm thu phí dựa vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi được trên đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và kiểu loại phương tiện.
3. Các đoạn tuyến cao tốc; các đoạn tuyến cao tốc nối tiếp nhau; các tuyến cao tốc; các tuyến cao tốc liên kết với nhau được tổ chức thu thành một hệ thống thu thực hiện theo phương thức kín.
4. Làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng) tại trạm thu phí được bố trí theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 5 Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg.
5. Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cấp có thẩm quyền quyết định trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Như vậy, hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm:
- Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng;
- Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và phương thức kín.
Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ?
Theo Điều 24 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc thuộc hệ thống đường trung ương quản lý. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và trạm thu phí trên hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường địa phương; trên quốc lộ, đường cao tốc mà cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và trạm thu phí trên hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
Theo đó, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ do trung ương quản lý là Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Trường hợp đường quốc lộ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản quản lý thì cơ quan có thẩm quyền của địa phương sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?