Cơ quan nào có trách nhiệm công bố các trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Cơ quan nào có trách nhiệm công bố các trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
…
Hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam
…
6. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo vi phạm pháp luật công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, thì Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm công khai trên Cổng thông tin điện tử về các trang trang thông tin điện tử có dấu vi phạm pháp luật.
Từ năm 2022 thì Bộ Thông tin và Truyền thông đã công khai danh sách các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật 3 lần. Mới nhất ngày 06/12/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh sách các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật (Cập nhật Quý IV/2022):
Theo đó, những website được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố lần này tập trung chủ yếu vào các cá cược thể thao, casino, xổ số, đá gà, bắn cá, đua ngựa, lô đề…
Lưu ý là các cá nhân, tổ chức cần mà trong đó, đặc biệt là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được công bố nêu trên.
Danh sách 98 Website có dấu hiệu vi phạm pháp luật được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố? (Hình từ Internet)
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về quảng cáo?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo trên báo nói, báo hình;
- Tiếp nhận thủ tục thông báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với báo in;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
Cơ quan nào thực hiện tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP) có quy định về trách nhiệm quản lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Trong đó, nêu rõ:
Trách nhiệm quản lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới
1. Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phát hiện và xác định các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật theo thẩm quyền được phân công tại các quy định pháp luật về quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
2. Sau khi tiếp nhận bằng chứng quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật, trong thời hạn 05 ngày, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm và gửi yêu cầu xử lý bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Thông tin về các quảng cáo vi phạm đã được gửi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới để xử lý sẽ được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian 24 giờ, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới thực hiện việc xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu.
Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp phát hiện quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Việt Nam, cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật.
Biện pháp ngăn chặn chỉ được gỡ bỏ sau khi các quảng cáo vi phạm đã được tổ chức, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật và thực hiện việc rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm của những đơn vị này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?