Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước? Quy định về hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự như sau:
Thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự
1. Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự.
3. Các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước là Chính phủ.
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước? (Hình từ internet)
Quy định về hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự như thế nào?
Theo Điều 31 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự được quy định như sau:
- Theo dõi, giám sát nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa; nắm chắc diễn biến tình hình; thông báo cho các lực lượng, người dân tin tức có liên quan.
- Xác định cấp độ và áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp.
- Chuẩn bị phương án ứng phó; tổ chức kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa.
- Bổ sung lực lượng, sẵn sàng triển khai sở chỉ huy tại chỗ, chỉ đạo trực tiếp khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
- Kiểm tra địa điểm sơ tán, tập kết để sẵn sàng sử dụng khi chuyển lên cấp độ phòng thủ dân sự cao hơn.
Thẩm quyền chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như sau:
Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự
1. Việc chỉ huy các lực lượng phòng thủ dân sự của Bộ, ngành trung ương cơ quan ngang Bộ, địa phương do Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để ứng phó kịp thời ngay khi sự cố, thảm họa xảy ra trên địa bàn quản lý.
3. Việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 quy định tại Điều 22 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 quy định tại Điều 23 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3 quy định tại Điều 24 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.
4. Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn ở địa phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ huy lực lượng thuộc quyền thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ huy các đơn vị thuộc quyền thực hiện phòng thủ dân sự ở khu vực quân đội quản lý và trên các vùng biển Việt Nam không thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Người chỉ huy đơn vị quân đội, công an điều động và chỉ huy lực lượng thuộc quyền tham gia, phối hợp thực hiện hoạt động phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên thì thẩm quyền chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2.
- Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3.
Lưu ý: Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.
Luật Phòng thủ dân sự 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Lịch nghỉ Tết bưu điện 2025? Bưu điện làm việc đến bao nhiêu Tết 2025? Bưu điện làm lại vào mùng mấy Tết?
- Mẫu thư chúc tết nhân viên hay, ý nghĩa? Thư chúc Tết Nguyên đán doanh nghiệp gửi đến nhân viên?
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?