Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương như thế nào?
- Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương như thế nào?
- Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi hỗ trợ tinh giản biên chế, chế độ thôi việc như thế nào?
- Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như thế nào?
- Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi bổ sung thu nhập tăng thêm như thế nào?
Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 về khoản chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương của cơ quan công đoàn như sau:
"Điều 7. Chi lương, phụ cấp các khoản phải nộp theo lương
1. Chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương
Các cơ quan công đoàn phải tuân thủ quy định của Đảng, Nhà nước và của Tổng Liên đoàn về tổ chức bộ máy, biên chế, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc... chế độ tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp cán bộ công đoàn và các khoản phải đóng theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn.
Đối với lao động hợp đồng trong các cơ quan công đoàn khi được chỉ định kiêm nhiệm các công việc khác của đơn vị sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo mức lương được giao kết trong hợp đồng lao động."
Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương như thế nào?
Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi hỗ trợ tinh giản biên chế, chế độ thôi việc như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 về khoản chi hỗ trợ tinh giản biên chế, chế độ thôi việc của cơ quan công đoàn như sau:
"Điều 7. Chi lương, phụ cấp các khoản phải nộp theo lương
...
2. Các cơ quan công đoàn chi hỗ trợ tinh giản biên chế, chế độ thôi việc đối với công chức trong các cơ quan công đoàn; chế độ đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử; tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Hướng dẫn số 1035/HD-TLĐ ngày 07/7/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách công đoàn không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong tổ chức Công đoàn."
Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 về khoản chi thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của cơ quan công đoàn như sau:
"Điều 7. Chi lương, phụ cấp các khoản phải nộp theo lương
...
3. Thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Các cơ quan công đoàn thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính Phủ. Cụ thể:
- Việc thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của từng cơ quan phải được quy định trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của cơ quan về nguyên tắc, đối tượng, quy trình và thủ tục thanh toán,...
- Cán bộ, công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn những ngày đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn đã được thanh toán tiền công tác phí thì không thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn được phân công trực cơ quan trong các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần được bố trí nghỉ bù, hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn, không thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Người lao động làm nhân viên lái xe, tạp vụ, bảo vệ trong các cơ quan công đoàn theo chế độ hợp đồng lao động, việc thanh toán tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm căn cứ vào quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải quy định trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của cơ quan.
- Các cơ quan công đoàn đã khoán biên chế và biên chế cán bộ (bao gồm cả lao động hợp đồng) vượt chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao thì không được thanh toán tiền làm thêm dưới bất kỳ hình thức nào."
Cơ quan công đoàn phân bổ khoản chi bổ sung thu nhập tăng thêm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 về khoản chi bổ sung thu nhập tăng thêm của cơ quan công đoàn như sau:
"Điều 7. Chi lương, phụ cấp các khoản phải nộp theo lương
...
4. Chi bổ sung thu nhập tăng thêm từ kết quả khoán quỹ lương và kinh phí quản lý hành chính căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ; Hướng dẫn số 38/HD-TLĐ ngày 28/10/2021 của TLĐ về Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Thủ trưởng đơn vị sử dụng tài chính công đoàn quyết định số lao động hợp đồng trong phạm vi mức kinh phí chi thường xuyên tính theo định mức."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?