Nghiên cứu, triển khai ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong một số hoạt động ngân hàng?
- Nghiên cứu, triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử của khách hàng (qua ứng dụng VNeID) để xác thực khách hàng trong hoạt động ngân hàng?
- Đề án mới có thể loại bỏ giao dịch thanh toán đáng ngờ khi tích hợp thanh toán ngân hàng với căn cước công dân không?
- Trường hợp khách hàng sử dụng thiết bị khác với thiết bị đăng ký thì Tổ chức tín dụng có giải pháp gì?
Nghiên cứu, triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử của khách hàng (qua ứng dụng VNeID) để xác thực khách hàng trong hoạt động ngân hàng?
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022 về việc nghiên cứu ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong các hoạt động ngân hàng như sau:
Tại Mục 1 Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022 hướng dẫn triển khai về việc xác minh thông tin khách hàng như sau:
1. Đối với việc mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng của khách hàng cá nhân, TCTD nghiên cứu, triển khai một số giải pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng như sau:
- Tích hợp thư viện nhúng (SDK) trên ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking) của TCTD để đối chiếu, xác thực thông tin lưu trữ trên Căn cước công dân (CCCD) gắn chip với thông tin khách hàng.
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng đọc dữ liệu CCCD gắn chip để xác thực khách hàng tại quầy giao dịch
- Kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử của khách hàng (qua ứng dụng VNeID) để xác thực khách hàng.
- Kết nối với nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) để đối chiếu, xác thực khách hàng.
Theo quy định trên, trước mắt Ngân hàng Nhà nước ban hành Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiên cứu triển khai giải pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng cá nhân thông qua:
+ Tích hợp thư viện nhúng trên ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking) để đối chiếu, xác thực thông tin lưu trữ trên Căn cước công dân (CCCD) gắn chip với thông tin khách hàng.
+ Sử dụng thiết bị chuyên dụng đọc dữ liệu CCCD gắn chip để xác thực khách hàng tại quầy giao dịch.
+ Kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử của khách hàng (qua ứng dụng VNeID) để xác thực khách hàng.
+ Kết nối với nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) để đối chiếu, xác thực khách hàng.
Nghiên cứu, triển khai ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong một số hoạt động ngân hàng?
Đề án mới có thể loại bỏ giao dịch thanh toán đáng ngờ khi tích hợp thanh toán ngân hàng với căn cước công dân không?
Theo ghi nhận tại Mục 2 Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022 Ngân hàng Nhà nước đề xuất tăng cường nghiên cứu, đưa ra giải pháp về việc kiểm tra, xác minh thông tin để nhận biết khách hàng là chủ tài khoản thực hiện giao dịch:
- Trong quá trình khách hàng thực hiện giao dịch qua tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng:
+ Đối với các tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng đã được mở bằng phương thức điện tử (eKYC), Tổ chức tín dụng tăng cường các giải pháp kiểm tra, xác minh thông tin để nhận biết khách hàng, đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch là chủ tài khoản thanh toán/ chủ thẻ theo đúng quy định tại Thông tư 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, Thông tư 17/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
- Đối với các giao dịch thanh toán có giá trị lớn, giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ khách hàng có mức độ rủi ro cao theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, TCTD nghiên cứu, áp dụng các giải pháp đối chiếu, xác thực khách hàng với dữ liệu CCCD, nền tảng CSDLQGvDC.
- Đối với các giao dịch tại máy giao dịch tự động, tại quầy giao dịch, Tổ chức tín dụng nghiên cứu, sử dụng thiết bị chuyên dụng đọc dữ liệu CCCD gắn chip, các giải pháp ứng dụng, khai thác dữ liệu CCCD khác để xác thực khách hàng thực hiện giao dịch.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất thực hiện nghiên cứu phương án và lộ trình triển khai các giải pháp đối với hoạt động cho vay các khoản nhỏ lẻ tại Mục 3 Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022, Tổ chức tín dụng cần nghiên cứu đối chiếu, xác thực khách hàng với dữ liệu CCCD, kết nối với nền tảng CSDLQGvDC để khai thác các thông tin của khách hàng (như thuế, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp,...) trong quá trình thẩm định khách hàng để xem xét quyết định cho vay, tạo thuận lợi triển khai hoạt động cho vay qua sử dụng các phương tiện điện tử.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất yêu cầu xây dựng phương án làm sạch dữ liệu khách hàng cá nhân tại Mục 4 Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022 như sau :
Xây dựng kế hoạch làm sạch dữ liệu khách hàng cá nhân thông qua đối chiếu, xác thực dữ liệu khách hàng với nền tảng CSDLQGvDC, dữ liệu CCCD, trong đó ưu tiên thự chiện trước đối với khách hàng đã mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử (eKYC) những chưa được xác minh thông qua gặp mặt trực tiếp hoặc chưa được xác thực với nền tảng CSDLQGvDC, dữ liệu CCCD.
Tổ chức tín dụng thực hiện triển khai các giải pháp rà soát, đối chiếu thông tin CCCD với chứng minh nhân dân của khách hàng để cập nhật thông tin khách hàng.
Trường hợp khách hàng sử dụng thiết bị khác với thiết bị đăng ký thì Tổ chức tín dụng có giải pháp gì?
Căn cứ nội dung được Ngân hàng Nhà nước đề ra tại Mục 5 Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022 ghi nhận:
Tổ chức tín dụng tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong quá trình khách hàng thực hiện giao dịch trên tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, đặc biệt các tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) theo chỉ đạo của NHNN tại Công văn 5865/NHNN-TT và các văn bản chỉ đạo khác.
Trường hợp khách hàng sử dụng thiết bị di động khác (với thiết bị đã đăng ký ứng dụng ngân hàng di động) để thực hiện giao dịch, Tổ chức tín dụng phải tiến hành xác thực lại khách hàng như xác thực khách hàng lần đầu, trong đó ưu tiên áp dụng giải pháp xác thực khách hàng bằng yếu tố sinh trắc học (nếu đã có dữ liệu sinh trắc học của khách hàng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?
- Khách du lịch nội địa có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch không? Quyền của khách du lịch nội địa là gì?
- Bị chồng đánh đập có được trợ giúp pháp lý không? Nhờ bố mẹ yêu cầu trợ giúp pháp lý có được không?
- Giai cấp trong triết học là gì? Nguồn gốc của giai cấp trong triết học? Tài liệu học tập môn Triết học Mác Lênin?
- Chủ nhà có phải thanh toán chi phí viện phí khi người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động hay không?