Có mấy loại giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị?
Có mấy loại giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng?
Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Điều 27. Giấy phép lái tàu
1. Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng bao gồm các loại sau:
a) Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);
b) Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);
c) Giấy phép lái đầu máy hơi nước;
d) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.
2. Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:
a) Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);
b) Giấy phép lái đầu máy diesel;
c) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;
d) Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
Như vậy, có các loại giấy phép lái tàu sau:
- Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng
+ Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);
+ Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);
+ Giấy phép lái đầu máy hơi nước;
+ Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.
- Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị
+ Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);
+ Giấy phép lái đầu máy diesel;
+ Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;
+ Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
Có mấy loại giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị? Giấy phép lái tàu có thời hạn bao lâu? (Hình internet)
Giấy phép lái tàu đường sắt có thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định:
Giấy phép lái tàu
...
3. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, giấy phép lái tàu đường sắt có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Dẫn chiếu Phụ lục II Mẫu giấy phép lái tàu ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGTVT ngày 30/06/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) như sau:
1. Mặt trước
a) Mẫu Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng
Ghi chú: Mục “Trên: …” phải ghi rõ “đường sắt quốc gia” hoặc “đường sắt chuyên dùng” hoặc “đường sắt đô thị”
b) Mẫu Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cấp cho lái tàu là người nước ngoài
2. Mặt sau
3. Quy cách
- Kích thước khung: 66 mm x 94 mm;
- Tiêu đề “Giấy phép lái ...” in hoa màu đỏ; các chữ khác màu đen;
- Tên loại phương tiện dùng chữ in hoa;
- Tên người được cấp giấy phép lái tàu dùng chữ in hoa;
- Chất liệu giấy tất hoặc nhựa cứng màu trắng, nền có in chữ tên Cơ quan cấp giấy phép lái tàu mờ màu vàng;
- Các dòng chữ trong giấy phép phải dùng chữ đánh máy hoặc in vi tính
Sử dụng giấy phép lái tàu đường sắt phải tuân thủ quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định:
Giấy phép lái tàu
...
4. Sử dụng giấy phép lái tàu
a) Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
b) Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này
c) Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này.
Như vậy, từ quy định trên cho thấy, với việc sử dụng giấy phép lái tàu cần tuân thủ:
- Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
- Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này
- Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này.
Điều kiện cấp giấy phép lái tàu đường sắt là gì?
Tại Điều 28 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép lái tàu
Người được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác
a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo cấp;
c) Phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này; 12 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này;
d) Đã qua kỳ sát hạch và được hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là hội đồng sát hạch) đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam
a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; hoặc bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án;
c) Đủ điều kiện sát hạch và được hội đồng sát hạch đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, người được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Thông tư 15/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà ở hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp thì làm thế nào? Ai xác định thời hạn sử dụng của nhà ở?
- Dự toán mua sắm có phải thẩm định không? Phạm vi áp dụng dự toán mua sắm theo quy định Luật Đấu thầu?
- Mẫu Kết luận kiểm tra đảng viên chấp hành của Chi bộ? Tải về mẫu kết luận kiểm tra đảng viên của chi bộ mới nhất?
- Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 1 2025 thứ mấy?
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?