Có được tiết lộ dữ liệu cá nhân theo Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân? Dữ liệu cá nhân được phân chia như thế nào?

Tôi thường hay sử dụng mạng xã hội và dữ liệu cá nhân của tôi khá nhiều trên đó. Tuy nhiên, tôi không biết luật có quy định gì về dữ liệu cá nhân hay không? Với việc tiết lộ dữ liệu cá nhân của tôi được quy định như thế nào?

Tiết lộ dữ liệu cá nhân

Hiện nay, luật chưa có quy định nào về dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, năm 2021 Chính phủ đã ban hành Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để điều chỉnh về dữ liệu cá nhân, xử lý dữ liệu cá nhân, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân, trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Sau đây là một số thông tin về vấn đề của bạn:

Dữ liệu cá nhân là gì?

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) thì dữ liệu cá nhân là dữ liệu về cá nhân hoặc liên quan đến việc xác định hoặc có thể xác định một cá nhân cụ thể.

Có bao nhiêu loại dữ liệu cá nhân?

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) thì dữ liệu cá nhân được chia thành hai loại: Dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Theo đó:

Dữ liệu cá nhân cơ bản, gồm:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh, bí danh (nếu có);

- Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;

- Nhóm máu, giới tính;

- Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử;

- Trình độ học vấn;

- Dân tộc;

- Quốc tịch;

- Số điện thoại;

- Số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, số căn cước công dân, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội;

- Tình trạng hôn nhân;

- Dữ liệu phản ánh hoạt động hoặc lịch sử hoạt động trên không gian mạng.

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm, gồm:

- Dữ liệu cá nhân về quan điểm​​chính trị, tôn giáo;

- Dữ liệu cá nhân về tình trạng sức khỏe là thông tin liên quan đến trạng thái sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của chủ thể dữ liệu được thu thập, xác định trong quá trình đăng ký hoặc cung cấp dịch vụ y tế;

- Dữ liệu cá nhân về di truyền là thông tin liên quan đến các đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;

- Dữ liệu cá nhân về sinh trắc học là thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân;

- Dữ liệu cá nhân về tình trạng giới tính là thông tin về người được xác định có giới tính nam, nữ, người kết hợp giữa nữ và nam, không phải nữ hoàn toàn hoặc nam toàn toàn, không phải nữ cũng không phải nam hoặc là tình trạng của chủ thể dữ liệu có ý thức về giới tính không phù hợp với giới tính được xác định khi sinh;

- Dữ liệu cá nhân về đời sống, xu hướng tình dục;

- Dữ liệu cá nhân về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

- Dữ liệu cá nhân về tài chính là thông tin được sử dụng để xác định tài khoản, thẻ, công cụ thanh toán do tổ chức tài chính cung cấp cho chủ thể dữ liệu hoặc thông tin về mối quan hệ giữa tổ chức tài chính, dữ liệu tiền gốc với chủ thể dữ liệu, bao gồm cả hồ sơ, tình trạng tài chính, lịch sử tín dụng, mức thu nhập;

- Dữ liệu cá nhân về vị trí là thông tin về vị trí địa lý thực tế của cá nhân ở quá khứ và hiện tại;

- Dữ liệu cá nhân về các mối quan hệ xã hội;

- Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết

Có được tiết lộ dữ liệu cá nhân hay không?

Theo Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) thì việc tiết lộ dữ liệu cá nhân được quy định như sau:

- Bên xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có thể tiết lộ dữ liệu cá nhân mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp:

+ Theo quy định của pháp luật;

+ Công bố thông tin là cần thiết vì lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

+ Trên phương tiện truyền thông vì mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

+ Trên phương tiện truyền thông theo quy định của Luật Báo chí, không gây thiệt hại về kinh tế, danh dự, tinh thần, vật chất cho chủ thể dữ liệu;

+ Trong trường hợp được pháp luật quy định là khẩn cấp, nguy cơ đe dọa tới tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cho chủ thể dữ liệu hoặc sức khỏe cộng đồng.

- Bên xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba chấm dứt ngay việc tiết lộ dữ liệu cá nhân khi chủ thể dữ liệu yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.    

- Không tiết lộ dữ liệu cá nhân của người khác trong trường hợp sau:

+ Dữ liệu được đề cập là dữ liệu cá nhân nhạy cảm;

+ Làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu.

- Việc ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu thu được qua hoạt động ghi âm, ghi hình ở nơi công cộng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật quy định được coi là đã có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

+ Cơ quan thu thập có nghĩa vụ thông báo cho chủ thể dữ liệu theo cách mà chủ thể dữ liệu hiểu được việc họ đang bị ghi âm, thu hình và xử lý dữ liệu để chủ thể dữ liệu biết cách ngăn chặn nếu họ muốn;

+ Không áp dụng nghĩa vụ thông báo trong trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Như vật, có 5 trường hợp bên xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có thể tiết lộ dữ liệu cá nhân mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

Tải về văn bản Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại đây.

Dữ liệu cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có phải xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của cha, mẹ?
Pháp luật
Xu hướng tình dục là gì? Xu hướng tình dục của cá nhân là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Pháp luật
Có bị coi là vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khi quyết định hành chính ghi số căn cước công dân của người đó không?
Pháp luật
Nơi ở hiện tại của cá nhân được xếp vào dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định?
Pháp luật
Thông tin về đời sống tình dục có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Dữ liệu cá nhân được hiểu như thế nào? Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm thông tin nào? 08 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân có được miễn trừ quy định về bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong 02 năm đầu thành lập không?
Pháp luật
Có bắt buộc Bên thứ ba phải ngừng xử lý dữ liệu khi chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý hay không?
Pháp luật
Thông tin về mối quan hệ gia đình được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
Pháp luật
Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân được thể hiện bằng ngôn ngữ gì? Việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em là gì? Khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em cần phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dữ liệu cá nhân
5,226 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dữ liệu cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dữ liệu cá nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào