Có được sử dụng tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra để làm kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra không?
Có được sử dụng tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra để làm kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra không?
Theo quy định tại Điều 61 Luật Thanh tra 2010, hiện nay, kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước được lấy từ ngân sách nhà nước. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Căn cứ Luật Thanh tra 2022 do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2022, có hiệu lực từ ngày 01/07/2023. Tại Điều 112 Luật Thanh tra 2022 có quy định về kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra như sau:
Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên
1. Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.
4. Chế độ, chính sách, phụ cấp và chế độ đặc thù đối với Thanh tra viên do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định mới thì bên cạnh nguồn tiền từ ngân sách nhà nước, hoạt động của cơ quan thanh tra còn có thể trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.
Việc trích tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Có được sử dụng tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra để làm kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra không? (Hình từ Internet)
Có mấy cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định mới?
Căn cứ nội dung được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Thanh tra 2022, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:
- Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
+ Thanh tra Chính phủ;
+ Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
- Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
+ Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ;
+ Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương;
+ Thanh tra sở.
- Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
- Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thanh tra 2022, hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc của hoạt động thanh tra được xác định theo Điều 4 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Như vậy, theo quy định mới thì hoạt động thanh tra được thực hiện theo 03 nguyên tắc nêu trên.
Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?