Có được rút tiền ra khỏi tài khoản thu phí không dừng khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không?
Thu phí điện tử không dừng là gì? Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
4. Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng).”
Theo đó, có thể hiểu thu phí điện tử không dừng là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động mà phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Có được rút tiền ra khỏi tài khoản thu phí không dừng khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không? (Hình từ internet)
Dán thẻ thu phí điện tử không dừng ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Thông báo 186/TB-VPCP năm 2022 đã nêu lên trách nhiệm của Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam trong hoạt động thu phí điện tử không dừng như sau:
“2. Về một số nhiệm vụ trong thời gian tới
…
c) Đối với Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam
- Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ dán thẻ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho một số nhóm đối tượng (cán bộ công chức, người lao động, lực lượng vũ trang... theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 155/CĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022).
- Xử lý triệt để các lỗi kỹ thuật nhằm kết nối liên thông toàn hệ thống thu phí trong cả nước, không để xảy ra tình trạng xe đủ điều kiện bị từ chối thanh toán tại làn thu phí điện tử không dừng.
- Thực hiện hiệu quả các biện pháp tuyên truyền nhằm tạo sự tham gia tích cực của chủ phương tiện và người dân trong việc sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng.”
Theo đó, hiện nay, Bộ GTVT đã quy định về việc dán thẻ thu phí tự động của một trong hai công ty là Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam.
VETC là nhãn hiệu thu phí không dừng của Công ty TNHH Thu phí tự động VETC. Thẻ định danh Epass của VDTC do Công ty CP giao thông số Việt Nam làm chủ đầu tư.
Hiện nay, tài xế chỉ được cân nhắc lựa chọn đán thẻ của một trong hai công ty bởi vì nếu tài xế cố tình dán thẻ của cả hai nhà cung cấp thì sẽ xảy ra tình trạng lỗi khi di chuyển qua trạm bởi máy quét sẽ không thể nhận diện chính xác phương tiện và tài khoản.
Đối với thẻ Etag của VETC
VETC là nhãn hiệu thu phí không dừng của Công ty TNHH Thu phí tự động VETC. Công ty bắt đầu triển khai và cung cấp dịch vụ thu phí không dừng từ năm 2015. Thẻ Etag là thẻ định danh được dán trên kính, đèn xe giúp chủ phương tiện đi qua trạm thu phí không dừng.
Nếu bạn lựa chọn sử dụng dịch vụ thu phí của VETC và dán thẻ Etag thì bạn có thể đến trung tâm đăng kiếm, trạm thu phí của VETC hoặc đại lý của VETC để dán thẻ.
Về mức phí: VETC miễn phí dán thẻ và kích hoạt tài khoản đối với khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu. Trường hợp bạn đã có thẻ VETC nhưng thẻ bị hỏng, rách, VETC áp dụng chi phí dán lần hai là 120.000 đồng/lần.
Đối với thẻ ePass của VDTC
Thẻ định danh ePass của VDTC do Công ty CP giao thông số Việt Nam làm chủ đầu tư (công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel), dán thẻ lên kính xe và đèn xe.
Để làm thẻ thu phí không dừng ePass bạn có thể thực hiện thông qua các phương thức sau:
- Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại nhà thông qua app ePass hoặc website: chỉ cần đăng ký online trên website hoặc app ePass, Sau 2 – 4 ngày, nhân viên VDTC sẽ đến dán thẻ tại nhà cho quý khách.
- Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại cửa hàng Viettel store
- Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại các điểm bưu cục của Viettel Post
- Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại các trạm thu phí do VDTC quản lý
- Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại trạm đăng kiểm xe cơ giới
Khi đăng ký làm thẻ thu phí không dừng ePass, khách hàng sẽ được dán thẻ lần đầu. Từ lần thứ hai trở đi, khách hàng cần trả mức phí là 120.000 VNĐ/lần.
Chưa mua xe có mở tài khoản thu phí không dừng được không?
Hiện tại, do mỗi tài khoản thu phí không dừng cần phải gắn với một phương tiện. Do đó, đó nếu bạn không có xe ô tô thì bạn sẽ không thể mở tài khoản được.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đồng ý thanh toán cho xe khác thì vẫn mở tài khoản thu phí không dừng được, nêu không sẽ không mở được.
Có được rút tiền ra khỏi tài khoản thu phí không dừng khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không?
Khách hàng chỉ được rút tiền khỏi tài khoản giao thông khi đóng tài khoản và không sử dụng dịch vụ nữa. Khách hàng chỉ cần mang theo giấy tờ cá nhân đã mở tài khoản và điền vào phiếu đề nghị của VETC.
Khách hàng đến điểm dịch vụ của VETC tại các trạm thu phí đã có dịch vụ VETC để làm thủ tục và được miễn phí phí rút tiền.
Như vậy, khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ thu phí không dừng nữa thì khách hàng phải tiến hành đóng tài khoản và thực hiện các thủ tục để rút tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?