Có được phép mua bán sổ bảo hiểm xã hội hay không? Hành vi mua bán sổ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?
Có được phép mua bán sổ bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội theo đó:
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu sổ bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ ghi nhận quá trình tham gia BHXH của người lao động làm cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Sổ BHXH không phải là một loại tài sản theo quy định trên do đó giao dịch dân sự liên quan đến việc mua, bán cầm cố sổ BHXH là không hợp pháp.
Thực trạng hoạt động mua bán sổ bảo hiểm xã hội hiện nay?
Thực tế hiện nay, các bên mua bán sẽ không trực tiếp xác lập giao dịch mua bán hay cầm cố sổ BHXH mà thường lập hợp đồng ủy quyền rút BHXH. Theo đó, người sở hữu sổ BHXH sẽ lập văn bản ủy quyền cho người khác làm thủ tục hưởng BHXH một lần, coi như đã bán cho người kia và nhận về một khoản tiền nhất định.
Đồng thời, việc ủy quyền lãnh thay BHXH là hợp pháp nên các bên đã lợi dụng điều đó để thực hiên hành vi mua bán, cầm cố sổ BHXH.
Do đó, hành vi mua bán sổ BHXH vẫn diễn ra ngang nhiên và hết sức phổ biến, rất khó để cơ quan BHXH phân biệt được đâu là trường hợp được ủy quyền để rút và đâu là trường hợp mua bán sổ BHXH và đi rút.
Có được phép mua bán sổ bảo hiểm xã hội hay không? Hành vi mua bán sổ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử phạt hành chính đối với hành vi mua bán sổ bảo hiểm xã hội?
Trong trường hợp người lao động thực hiện hành vi mua bán sổ BHXH nói trên thì sẽ bị coi là hành vi kê khai hồ sơ không đúng sự thật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Như vậy, người lao động có hành vi mua bán sổ BHXH sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Xử lý hình sự đối với hành vi mua bán sổ bảo hiểm xã hội?
Ngoài bị xử phạt hành chính thì hành vi mua bán sổ BHXH còn có thể bị xử lý hình sự theo đó hành vi mua bán sổ BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào có hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH hoặc dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH mà chiếm đoạt tiền BHXH sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.
Trong trường hợp nặng nhất, người này còn có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu chiếm đọat tiền BHXH từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 500.000.000 đồng.
Như vậy, việc mua bán sổ BHXH là một hành vi vi phạm pháp luật và còn có thể bị xử lý hình sự ở mức nặng. Do đó cần phải hết sức lưu ý và tránh thực hiện các hành vi như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?