Có được bán rượu bia gần trường học hay bệnh viện không? Nếu không, sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có được bán bia rượu gần trường học hay bệnh viện không? Tại tôi thấy dạo này mấy đứa nhỏ hay mấy người đi chăm bệnh thường thích tổ chức nhậu nhẹt nên tôi có ý định kinh doanh bia rượu gần bệnh viện. Mong được tư vấn! Cám ơn nhiều!

Địa điểm nào không được kinh doanh rượu bia theo quy định của pháp luật?

Theo Điều 19 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 thì các địa điểm không được bán rượu bia được quy định như sau:

"Điều 19. Địa điểm không bán rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia."

Như vậy, ở bệnh viện và trường học sẽ không được bán rượu bia.

Có được bán rượu bia gần trường học hay bệnh viện không? Nếu không thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có được bán rượu bia gần trường học hay bệnh viện không? Nếu không thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có được kinh doanh rượu bia gần trường học hay bệnh viện không?

Theo Điều 32 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 thì trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia được quy định như sau:

"Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.
2. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
4. Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
5. Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
6. Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.
7. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông."

Như vậy, kể cả gần khuôn viên trường học và bệnh viện (tối thiểu 100m) thì vẫn không được bán rượu bia.

Kinh doanh rượu bia gần trường học hay bệnh viện sẽ bị xử phạt như thế nào?

Việc kinh doanh rượu bia gần trường học hay bệnh viện sẽ bị xử phạt theo Điều 31 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này."

Như vậy, nếu cá nhân nào bán rượu bia gần khuôn viên trường học hay bệnh viện sẽ bị phạt lên đến 10.000.000 đồng. Đồng thời có thể tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn lên đến 03 tháng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

"Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."

Theo đó, nếu là tổ chức thực hiện hành vi bán rượu gần trường học hoặc bệnh viện sẽ bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng.

Kinh doanh rượu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những ngành nghề nào trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rượu cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Quản lý kinh doanh rượu cần đáp ứng những yêu cầu gì? Vi phạm quy định về bán rượu cho người dưới 18 tuổi sẽ bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Sản xuất rượu vang có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên sản xuất rượu vang gồm những gì?
Pháp luật
Bán lẻ rượu vang có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh bán lẻ rượu vang thì đến cơ quan nào đăng ký?
Pháp luật
Sản xuất rượu để kinh doanh có bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn trong nghề sản xuất rượu thực hiện không?
Pháp luật
Để có thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào? Thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có những quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Rượu nhập khẩu có cần công bố hợp quy không? Không có giấy phép kinh doanh rượu khi nhập khẩu bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Kinh doanh rượu khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Kinh doanh đồ ăn kèm thêm bán rượu thì có cần đăng ký không?
Pháp luật
Kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5,5 độ theo hình thức bán lẻ thì có bắt buộc phải có Giấy phép kinh doanh rượu không?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh rượu cần đáp ứng những yêu cầu gì và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán rượu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5,5 độ theo hình thức bán lẻ thì có bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh rượu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh rượu
4,274 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh rượu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh rượu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào