Cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập, hoạt động bởi các chủ thể sau:
- Tác giả;
- Chủ sở hữu quyền tác giả;
- Chủ sở hữu quyền liên quan.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 51 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải tổ chức Đại hội và Hội nghị thường niên.
2. Đại hội quyết định các nội dung sau:
a) Sửa tên tổ chức; sửa đổi, bổ sung điều lệ (nếu có);
b) Thay đổi nhân sự của các chức danh lãnh đạo, quản lý, kiểm soát của tổ chức;
c) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan và điều lệ của tổ chức.
3. Hội nghị thường niên bao gồm các nội dung sau:
a) Sửa đổi quy chế hoạt động của tổ chức, nếu nội dung quy chế chưa được điều chỉnh bởi điều lệ;
b) Báo cáo việc thực hiện nghĩa vụ của thành viên, phê duyệt tiền lương và các phúc lợi khác cho thành viên thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, kiểm soát của tổ chức;
c) Báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của tổ chức;
d) Quyết định tỷ lệ phần trăm khoản tiền giữ lại theo quy định tại khoản 4 Điều 48 của Nghị định này;
đ) Thông qua Quy chế thu và phân chia tiền bản quyền;
e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan và điều lệ của tổ chức.
4. Thành viên thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, kiểm soát của tổ chức phải bao gồm hội viên ủy quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tổ chức Đại hội và Hội nghị thường niên để quyết định các nội dung liên quan đến tổ chức đại diện.
Cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?
Hội viên của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan gồm những ai?
Căn cứ quy định tại Điều 52 Nghị định 17/25023/NĐ-CP như sau:
Hội viên của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hội viên của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Hội viên ủy quyền là tổ chức, cá nhân sở hữu một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 hoặc khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ có ủy quyền bằng văn bản cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc quản lý quyền tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Các hội viên khác theo quy định của pháp luật.
2. Hội viên ủy quyền có quyền tham gia và biểu quyết trong Đại hội, Hội nghị thường niên hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác tham gia và biểu quyết theo quy định của pháp luật.
3. Phiếu biểu quyết tại Đại hội và Hội nghị thường niên của hội viên ủy quyền được tính theo tỷ lệ tác phẩm, cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được định hình và tiền bản quyền thu được mà hội viên đó đã ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Hội viên ủy quyền;
- Hội viên khác.
Những nội dung nào tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải công khai?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, khoản 2 Điều 53 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải công khai tại Hội nghị thường niên và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, trong đó có doanh thu từ việc cấp phép, khoản phải trả, khoản đã trả, khoản đã thu nhưng không tìm thấy hoặc không liên lạc được với tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ, khoản giữ lại, các khoản thuế, phí, lệ phí, khoản lãi phát sinh từ tiền bản quyền chưa phân chia (nếu có).
2. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thông tin công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức mình về các nội dung:
a) Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan;
b) Đối với cá nhân: Ngày, tháng, năm sinh; năm chết (nếu có). Đối với tổ chức: Ngày, tháng, năm thành lập; năm giải thể (nếu có);
c) Tên tác phẩm, tên đối tượng quyền liên quan (cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng);
d) Nội dung tác phẩm; nội dung cuộc biểu diễn; nội dung bản ghi âm, ghi hình; nội dung chương trình phát sóng;
đ) Phạm vi ủy quyền; hiệu lực hợp đồng ủy quyền;
e) Hoạt động cấp phép, thu và phân chia tiền bản quyền;
g) Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan;
h) Các thông tin liên quan khác.
Như vậy, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải công khai các nội dung theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?