Cơ cấu đề thi đánh giá năng lực năm 2024 được quy định như thế nào? Thi đánh giá năng lực trong tuyển sinh đại học được hiểu ra sao?
Cơ cấu đề thi đánh giá năng lực năm 2024 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, đề thi đánh giá năng lực được quy định như sau:
- Đề thi: Xây dựng theo đề cương, bao gồm cấu trúc, dạng thức, phạm vi và tiêu chí đánh giá. Phản ánh yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi cần thiết cho thành công trong trình độ đào tạo. Công bố ít nhất 30 ngày trước ngày thi để thí sinh chuẩn bị.
- Cấu trúc đề thi: Kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập cần chứa thành phần của môn toán hoặc ngữ văn, đồng thời cần bao gồm ít nhất hai môn học khác từ chương trình cấp THPT. Nội dung phải tuân thủ quy định pháp luật về giáo dục và văn hóa.
- Phạm vi đánh giá: Đánh giá thực hiện dựa trên nội dung chương trình THPT. Trong trường hợp kỳ thi bổ trợ, tập trung đánh giá tài năng, năng khiếu, hoặc phẩm chất đặc biệt liên quan đến ngành, lĩnh vực đào tạo cụ thể. Tiêu chí đánh giá được xây dựng để phản ánh đúng cấp độ năng lực và tư duy của thí sinh. Phân loại năng lực của thí sinh theo yêu cầu và đặc tính cụ thể của các ngành và lĩnh vực học thuật.
- Xây dựng đề thi: câu hỏi trong đề thi có thể được trích xuất ngẫu nhiên từ một ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa lớn hoặc được tạo mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Bảo đảm tính tương đương giữa các đợt thi hoặc giữa các đề thi trong cùng một đợt, nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng của quá trình kiểm tra. Câu hỏi được sáng tạo sao cho rõ ràng, không tạo ra hiểu lầm hoặc nhiều diễn giải.
- Hội đồng ra đề và hội đồng thẩm định: Hội đồng ra đề chịu trách nhiệm xây dựng đề thi. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thẩm định đề thi. Tổ chức và hoạt động của hai hội đồng phải độc lập và không phụ thuộc vào nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).
Cơ cấu đề thi đánh giá năng lực năm 2024 được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Thi đánh giá năng lực trong tuyển sinh đại học được hiểu ra sao?
Tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định việc cơ sở đào tạo có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo.
Theo đó, thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.
Việc tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh của các trường đại học phải đảm bảo những điều kiện nào?
Các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?