Có bắt buộc phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em hay không?
- Có bắt buộc phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em hay không?
- Trường hợp nào được quyền xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em mà không cần sự đồng ý?
- Trường hợp xử lý dữ liệu trẻ em không đúng quy định thì có chịu trách nhiệm hình sự không?
- Quy định về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em áp dụng từ ngày nào?
Có bắt buộc phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em hay không?
Căn cứ Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tại Điều 20 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
1. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em luôn được thực hiện theo nguyên tắc bảo vệ các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em.
3. Ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, xóa không thể khôi phục hoặc hủy dữ liệu cá nhân của trẻ em trong trường hợp:
a) Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định thì trước khi xử lý dữ cá nhân của trẻ em, cần phải thực hiện xác minh tuổi của trẻ em.
Các bên có trách nhiệm thực hiện việc xác minh tuổi của trẻ em bao gồm:
- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân;
- Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;
- Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;
- Bên thứ ba.
Có bắt buộc phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được quyền xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em mà không cần sự đồng ý?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
...
2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em.
Theo đó, dữ liệu cá nhân của trẻ em được xử lý mà không cần sự đồng ý khi thuộc các trường hợp tại Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp sau, dữ liệu cá nhân của trẻ em có thể được xử lý mà không cần sự đồng ý:
- Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định.
- Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác.
- Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
Trường hợp xử lý dữ liệu trẻ em không đúng quy định thì có chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi xử lý dữ liệu trẻ em không đúng quy định sẽ bị xử lý như sau:
- Xử lý kỷ luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Xử lý hình sự.
Trong đó, mức độ cao nhất sẽ là xử lý hình sự.
Quy định về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em áp dụng từ ngày nào?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Như vậy, theo quy định trên thì quy định mới nhất về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em sẽ chính thức áp dụng từ ngày 01/7/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 13/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?