Có bắt buộc phải thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hay không?
- Có bắt buộc phải thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hay không?
- Nội dung đăng ký khai sinh gồm có những gì?
- Cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn bao lâu?
- Quy định về cách đặt tên con khi đăng ký khai sinh như thế nào?
- Khi đăng ký khai sinh có phải đóng lệ phí hộ tịch không?
Có bắt buộc phải thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Theo đó, không bắt buộc phải thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân cấp xã nơi cư trú của người cha mà về thẩm quyền có thể thấy Ủy ban nhân dân xã nơi người cha hoặc người mẹ đều được, không nhất thiết phải đăng ký khai sinh cho trẻ tại Uỷ ban nơi người cha cư trú.
Có bắt buộc phải thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hay không? (Hình từ internet)
Nội dung đăng ký khai sinh gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nội dung đăng ký khai sinh gồm có:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.
Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Quy định về cách đặt tên con khi đăng ký khai sinh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP, quy định như sau:
Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
Khi đăng ký khai sinh có phải đóng lệ phí hộ tịch không?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Lệ phí hộ tịch
1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Theo đó, trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch. Những trường hợp khác còn lại phải nộp lệ phi.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị chồng đánh đập có được trợ giúp pháp lý không? Nhờ bố mẹ yêu cầu trợ giúp pháp lý có được không?
- Giai cấp trong triết học là gì? Nguồn gốc của giai cấp trong triết học? Tài liệu học tập môn Triết học Mác Lênin?
- Chủ nhà có phải thanh toán chi phí viện phí khi người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động hay không?
- Mẫu Đơn xin gia hạn tiến độ thi công công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hành vi cố ý gây thương tích mới nhất hiện nay là mẫu nào? Cố ý gây thương tích đi tù khi nào?