Có bắt buộc đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường hay không? Quy định xử phạt đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ là như thế nào?
Có bắt buộc đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường hay không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường
1. Nghề câu vàng, lưới rê khi vàng lưới, vàng câu trải dài trên biển với chiều dài trên 200m; nghề lưới kéo phải đánh dấu ngư cụ hoạt động trên biển theo quy định của Quy tắc phòng ngừa tàu thuyền đâm va trên biển.
2. Nghề khai thác thủy sản sử dụng chà trên biển phải có dấu hiệu chỉ rõ khu vực đang có hoạt động khai thác thủy sản.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải đánh dấu ngư cụ theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy khi hoạt động nghề câu vàng, lưới rê khi vàng lưới, vàng câu trải dài trên biển với chiều dài trên 200m; nghề lưới kéo phải đánh dấu ngư cụ hoạt động trên biển.
Quy định cụ thể về việc đánh dấu được hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Có bắt buộc đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường hay không? Quy định xử phạt đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ là như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi không đánh dấu ngư cụ có thể bị xử phạt như thế nào?
Hành vi vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 27 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Hành vi vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi.
Tàu cá có bắt buộc phải đánh dấu khi có hoạt động khai thác hay không?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT có quy định về việc đánh dấu tàu cá như sau:
Đánh dấu tàu cá
1. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét toàn bộ cabin phải sơn màu xanh; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu xanh toàn bộ phần mạn khô của tàu.
2. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét toàn bộ cabin phải sơn màu vàng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu vàng toàn bộ phần mạn khô của tàu.
3. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên toàn bộ cabin phải sơn màu ghi sáng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu ghi sáng toàn bộ phần mạn khô của tàu.
Theo đó, tàu cá đánh bắt thủy sản phải thực hiện đánh dấu nhận biết theo quy định như trên.
Tàu cá không thực hiện đánh dấu theo quy định có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về đánh dấu tàu cá như sau:
Vi phạm quy định về đánh dấu tàu cá
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
Như vậy, tùy vào loại tàu cá không thực hiện đánh dấu nhận biết, mà chủ thể không thực hiện việc đánh dấu có thể bị phạt tiền với các mức phạt như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?