Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ mới nhất ra sao?
- Đối tượng bồi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ là ai?
- Mục tiêu bồi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ là gì?
- Thời lượng bồi dưỡng và cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ ra sao?
- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ có những chuyên đề nào?
Đối tượng bồi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ là ai?
Căn cứ tại Mục 1 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ đối tượng bổi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như sau:
Viên chức giáo vụ làm việc trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập) chưa hoàn thành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ.
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ mới nhất theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT ra sao?
Mục tiêu bồi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ là gì?
Căn cứ tại Mục 2 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ nội dung như sau:
MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Học viên có những kiến thức, kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm đối với chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi bồi dưỡng, học viên có thể:
- Hiểu và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định và yêu cầu của ngành, liên ngành và địa phương về giáo dục nói chung và công tác giáo vụ nói riêng;
- Nhận thức được các kiến thức và nghiệp vụ cơ bản của công tác giáo vụ; vận dụng linh hoạt và hiệu quả kiến thức, kỹ năng về công tác giáo vụ trong thực thi nhiệm vụ;
- Chủ động vận dụng và tự hoàn thiện các kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng phối hợp tốt với đồng nghiệp, giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo vụ trong nhà trường.
Theo đó, mục tiêu bồi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như sau:
Mục tiêu chung
Học viên có những kiến thức, kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm đối với chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ.
Mục tiêu cụ thể
Sau khi bồi dưỡng, học viên có thể:
- Hiểu và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định và yêu cầu của ngành, liên ngành và địa phương về giáo dục nói chung và công tác giáo vụ nói riêng;
- Nhận thức được các kiến thức và nghiệp vụ cơ bản của công tác giáo vụ; vận dụng linh hoạt và hiệu quả kiến thức, kỹ năng về công tác giáo vụ trong thực thi nhiệm vụ;
- Chủ động vận dụng và tự hoàn thiện các kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng phối hợp tốt với đồng nghiệp, giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo vụ trong nhà trường.
Thời lượng bồi dưỡng và cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ ra sao?
Căn cứ tại Mục 3 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ thời lượng bồi dưỡng và cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như sau:
Thời lượng bồi dưỡng
- Tổng thời lượng: 160 tiết. Trong đó:
+ Lý thuyết và thực hành: 130 tiết.
+ Ôn tập và thảo luận: 10 tiết.
+ Kiểm tra: 02 tiết.
+ Tìm hiểu thực tế (tham quan, khảo sát, nghe báo cáo ngoại khóa), viết bài thu hoạch: 16 tiết.
+ Khai giảng, bế giảng: 02 tiết.
- Thời gian thực hiện là 04 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 160 tiết. Trường hợp bố trí, sắp xếp thời gian bồi dưỡng không liên tục nhằm phù hợp với vị trí công tác của đối tượng học viên thì thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.
Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm 7 chuyên đề, chia thành 3 phần:
- Phần 1: Kiến thức chung.
- Phần 2: Kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp của viên chức giáo vụ.
- Phần 3: Tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch.
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ có những chuyên đề nào?
Căn cứ tại Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ những chuyên đề của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ bao gồm:
- Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục (8 tiết)
- Chuyên đề 2: Công tác giáo vụ trong cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập (8 tiết)
- Chuyên đề 3: Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của viên chức giáo vụ (4 tiết)
- Chuyên đề 4: Nội dung cơ bản về công tác giáo vụ (32 tiết)
- Chuyên đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác giáo vụ (12 tiết)
- Chuyên đề 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo vụ (32 tiết)
- Chuyên đề 7: Xử lý một số tình huống điển hình trong công tác giáo vụ (32 tiết).
Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/9/2023
Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 thay thế Quyết định số 4854/QĐ-BGDĐT năm 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?