Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bị thu hồi trong trường hợp nào? Quy trình thu hồi chứng chỉ ra sao?
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có nội dung như sau:
Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu
Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này và bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Như vậy, thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu được quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 thì sẽ bị xử lý bằng hình thức thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Theo đó, các hành vi vi phạm điều cấm trong hoạt động đấu thầu dẫn đến bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có thể kể đến là:
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức;
- Thông thầu bao gồm những hành vi tại khoản 3 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023
- Gian lận trong đấu thầu quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023
- Cản trở đấu thầu bao gồm các hành vi theo khoản 5 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023
- Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong đấu thầu gồm các hành vi theo khoản 6 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023
- Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quy định theo điểm a, b, c, d khoản 7 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023;
- Chuyển nhượng thầu trong các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đấu thầu 2023.
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bị thu hồi trong trường hợp nào? Quy trình thu hồi chứng chỉ ra sao? (Hình từ Internet)
Quy trình thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định quy trình thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, cơ quan cấp chứng chỉ gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải thông tin trên Hệ thống, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải nộp lại bản gốc chứng chỉ cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi.
Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không nộp lại chứng chỉ, cơ quan cấp chứng chỉ quyết định hủy chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, gửi thông báo cho cá nhân bị hủy chứng chỉ và đăng tải thông tin trên Hệ thống, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi thông tin đến Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;
- Thông tin của cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thể hiện trạng thái “chứng chỉ bị thu hồi.
Những đối tượng nào không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?
Theo Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có nội dung như sau:
Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.
2. Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định mà không phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Như vậy, cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao và các chuyên gia chuyên ngành tham gia đóng góp ý kiến trong hoạt động đấu thầu thì không buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?