Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm vụ quyền hạn gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm vụ quyền hạn gì?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thể bị ai miễn nhiệm? Bị miễn nhiệm khi nào?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
- Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP
- Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hằng năm, hằng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý.
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; ủy quyền cho Phó chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý trong trường hợp vắng mặt; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý.
- Ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN có quy định
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
...
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là:
- Là công chức hoặc viên chức;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và chức trách được giao;
- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
- Có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao;
- Có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên trong ngành hoặc lĩnh vực liên quan;
- Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định;
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
- Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thể bị ai miễn nhiệm? Bị miễn nhiệm khi nào?
Về căn cứ miễn nhiệm, căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN có quy định Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập bị miễn nhiệm khi rơi vào các trường hợp như sau:
- Nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
- Chuyển công tác khác;
- Tự nguyện xin thôi giữ chức vụ bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị bệnh quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
- Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng công chức, viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Có các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
- Trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản lý.
Về chủ thể quyết định miễn nhiệm, căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN có quy định:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, miễn nhiệm Chủ tịch của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?