Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
"Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây. Theo đó:
+ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
+ Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là: "Trung thành, kiên định; gương mẫu, tiêu biểu; nguyên tắc, dân chủ; chủ động, sáng tạo; nhạy bén, sắc sảo; đoàn kết thống nhất, quyết chiến, quyết thắng".
Thông tin "Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?" tham khảo như trên.
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)
Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam theo Hướng dẫn 160?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục I Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 nêu rõ truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Truyền thống đó được thể hiện:
- Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng.
- Gắn bó máu thịt với Nhân dân, quân với dân một ý chí.
- Đoàn kết nội bộ; cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu, giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.
- Kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
- Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, cần, kiệm xây dựng Quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.
- Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.
- Luôn luôn nêu cao tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, ứng xử chuẩn mực, tinh tế.
- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
Căn cứ theo Mục 1 Phần I Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 như sau:
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
...
Như vậy, ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 căn cứ thương thảo hợp đồng đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ? 02 mẫu biên bản thương thảo hợp đồng?
- Lịch thi đấu KeSPA Cup 2024 LMHT mới nhất? Lịch thi đấu đội tuyển Việt Nam? LMHT là môn thi đấu tại SEA Games đúng không?
- Nghị quyết Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành? Ủy viên Hội đồng gồm những người nào?
- 15 mẫu trong quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành? Tải ở đâu? Thẩm quyền phê duyệt quyết toán?
- Mẫu Báo cáo kết quả xử lý các trường vi phạm pháp luật đất đai đã khắc phục xong vi phạm theo Công văn 6280?