Chồng cũ tái hôn thì vợ có được giành lại quyền nuôi con không? Ai có thẩm quyền giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con?
Quyền nuôi con được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, vợ chồng được thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Lưu ý: Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Chồng cũ tái hôn thì vợ có được giành lại quyền nuôi con không? Ai có thẩm quyền giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con? (Hình từ internet)
Chồng cũ tái hôn, vợ có được giành lại quyền nuôi con không?
Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo đó, có các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ.
Như vậy, chồng cũ tái hôn không thuộc các trường hợp trên. Do đó, nếu vợ muốn giành lại quyền nuôi con,vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau đi tới quyết định cuối cùng thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
Việc thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con này của vợ chồng phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phát từ lợi ích của con.
Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, người vợ muốn giành lại quyền nuôi con thì phải chứng minh được chồng không còn đủ điều kiện trực tiếp để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của con và yêu cầu tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Theo đó, tranh chấp hay yêu cầu việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đồng thời, căn cứ tại điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
...
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
...
i) Tòa án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;
Như vậy, thẩm quyền giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?