Chính thức Ngân hàng làm đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024 theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Chính thức Ngân hàng làm đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024 theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Giao dịch trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như thế nào?
Chính thức Ngân hàng làm đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024 theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Vừa qua, Chính Phủ ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì chỉ có Kho bạc Nhà nước trực tiếp tổ chức phát hành riêng lẻ và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ đối với từng đợt phát hành. Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP đã sửa đổi quy định trên như sau:
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ
1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là đại lý phân phối) cho đối tượng mua.
2. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành;
e) Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).
...
Như vậy, theo sửa đổi mới nhất tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì từ 15/01/2024, ngoài hình thức phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp thì Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định và được Kho bạc nhà nước lựa chọn.
Chính thức Ngân hàng làm đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024 theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Dựa trên sửa đổi tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 như sau:
- Là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ;
- Có phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
Như vậy, để trở thành đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ, các tổ chức cần đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Dựa trên sửa đổi tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 như sau:
Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện có nhu cầu làm đại lý phân phối nộp hồ sơ được niêm phong trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc gửi bằng thư qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo thông báo của Kho bạc Nhà nước. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
(1) Đơn đăng ký làm đại lý phân phối theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP;
(2) Phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu với các nội dung cơ bản: Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phân phối trái phiếu; kế hoạch thực hiện đối với việc phân phối và thanh toán trái phiếu; đề xuất mức phí phân phối và thanh toán trái phiếu;
(3) Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện để trở thành đại lý phân phối bao gồm: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu); thông tin về hệ thống mạng lưới hoạt động và hạ tầng cơ sở để đảm bảo việc phân phối và thanh toán trái phiếu theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước.
Giao dịch trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
(1) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
(2) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
- Mua bán thông thường;
- Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
- Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
(3) Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
- Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
(4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
(5) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP và pháp luật chứng khoán.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?