Chính thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được đưa vào thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023?
Chính thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được đưa vào thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023?
Ngày 28/11/2023, Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Theo đó, tại Mục 5 Phương án ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Môn thi:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Như vậy, trong phương án thi tốt nghiệp năm 2025 thí sinh thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 trong đó có môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Chính thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được đưa vào thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023? (Hình từ internet)
Đặc điểm và nội dung của môn học giáo dục kinh tế và pháp luật là gì?
Căn cứ tại Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục công dân ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ đặc điểm của môn học giáo dục kinh tế và pháp luật như sau:
Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Đồng thời tại đây cũng nêu rõ nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt môn học ở giáo dục kinh tế và pháp luật như sau:
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế | - Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. - Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. - Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. - Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. - Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. |
Thị trường và cơ chế thị trường | - Nêu được khái niệm thị trường, cơ chế thị trường. - Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường. - Nêu được ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường. - Hiểu được giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường. - Phê phán những hành vi không đúng khi tham gia thị trường. - Tôn trọng tác động khách quan của cơ chế thị trường. |
Ngân sách nhà nước và thuế | - Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước. - Liệt kê được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước. - Giải thích được vì sao nhà nước phải thu thuế. - Gọi tên được một số loại thuế phổ biến. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách và pháp luật thuế. - Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách và thuế. |
Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | - Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh. - Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó. - Lựa chọn được mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân. |
Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng | - Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng. - Kể tên được một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng. - Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. - Biết cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm. |
Lập kế hoạch tài chính cá nhân | - Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. - Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân. - Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân. - Kiểm soát được tài chính cá nhân. |
Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | - Nêu được: + Đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Nhà nước và hệ thống chính trị ở nước ta. - Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật. |
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | - Nêu được: + Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. + Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam. + Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật. - Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật. - Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. |
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | - Nêu được: + Khái niệm, đặc điểm, vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy nhà nước. - Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. - Phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP | |
Chuyên đề 10.1:Tình yêu, hôn nhân, gia đình | - Trình bày được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu. - Nêu được khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. - Nêu được khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình. - Nêu được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay. - Trình bày được các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc. - Xác định được trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình. - Thực hiện được trách nhiệm của bản thân trong gia đình. |
Chuyên đề 10.2: Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ | - Nêu được thế nào là doanh nghiệp nhỏ; những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ; các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. - Nhận biết được mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp nhỏ cụ thể. - Lập được quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. - Phân tích được những bài học thành công và thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể. - Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động học hỏi quy trình sản xuất kinh doanh và những bài học thành công của doanh nghiệp. |
Chuyên đề 10.3: Một số vấn đề về pháp luật hình sự | - Nêu được khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự và nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên. - Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp. - Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản, thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự. - Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình sự. |
Môn giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh định hướng như thế nào?
Theo Mục 7 Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?