Chính thức giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)?

Chính thức giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)? Chị T ở Hà Nội.

Chính thức giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)?

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần 5 vào ngày 18/01 vừa qua.

Căn cứ theo Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Điều 63 có nội dung:

Tỷ lệ sở hữu cổ phần

1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.

....

Hiện nay, việc sở hữu cổ phần được quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 như sau:

Tỷ lệ sở hữu cổ phần

1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này;

b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.

Như vậy, đối với ở hữu chéo của cá nhân so với quy định hiện hành thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân vẫn được giữ mức 05%. Tuy nhiên, đối với việc sở hữu chéo của chủ thể tổ chức thì Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã giảm mức tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan của cổ đông so với quy định hiện hành, cụ thể:

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức từ mức không vượt quá 15% xuống không vượt quá 10%.

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan của cổ đông từ mức không vượt quá 20% xuống không vượt quá 15%.

Đôi với việc sở hữu chéo giữa cổ đông các tổ chức tín dụng thì quy định mới vẫn giữ tinh thần cũ là cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác

Ngoài ra, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất vừa được Quốc hội thông qua còn thể hiện nội dung mới về sở hữu gián tiếp:

Sở hữu gián tiếp hiểu theo Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất là việc tổ chức, cá nhân sở hữu vốn điều lệ của tổ chức tín dụng thông qua ủy thác đầu tư hoặc thông qua doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân đó sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông cá nhân ở mức không vượt quá 05% và cổ đông tổ chức không vượt quá 10% bao gồm cả sở hữu gián tiếp.

Ngoài ra, tại Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất cũng thể hiện việc cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng sẽ phải công bố thông tin về bản thân, tỷ lệ sở hữu, thông tin về người có liên quan và tỷ lệ sở hữu của người có liên quan.

Song, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng có quy định chuyển tiếp rằng cổ đông, cổ đông và người có liên quan vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cho đến khi tuân thủ quy định; đồng thời có điều khoản ngoại trừ với sở hữu nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa, sở hữu nhà đầu tư nước ngoài…

Chính thức giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)?

Chính thức giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)? (Hình từ Internet)

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?

Về hiệu lực thi hành (Điều 209), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã có văn bản số 358/NHNN-PC đề xuất chỉnh lý quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 209 về hiệu lực thi hành của dự thảo Luật như sau:

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

UBTVQH thống nhất với đề nghị của Cơ quan soạn thảo; đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật.

Như vậy, nếu không có gì thay đổi, theo như quy định về hiệu lực thi hành được chính thức thông qua thì Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Khi nào có Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chính thức?

Theo Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định:

Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
...

Như vậy, sau 15 ngày kể từ ngày 18/01/2024 sẽ có toàn văn Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất.

Có thể tham khảo Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất tại đây Tải về

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Thông tin tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC bao gồm các nhóm chỉ tiêu nào? Đối tượng nào được cung cấp thông tin tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Thời hạn thanh toán khi tổ chức tín dụng mua vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được quy định thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến hậu quả gì? NHNN can thiệp sớm hay kiểm soát đặc biệt khi TCTD bị rút tiền hàng loạt?
Pháp luật
Văn phòng đại diện nước ngoài tổ chức tín dụng thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Pháp luật
Kho tiền của tổ chức tín dụng được xây dựng ở đâu? Có vị trí như thế nào? Kho tiền phải được trang bị những hệ thống thiết bị nào?
Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Pháp luật
Xe chở tiền của tổ chức tín dụng là gì? Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khoang chở tiền của xe chở tiền?
Pháp luật
Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2023? Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2023 là văn bản nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có thể tự xác định tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm không? Căn cứ xác định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
2,708 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào