Chính thức có Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025 tại Hà Nội như thế nào?
- Chính thức có Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025 tại Hà Nội đúng không?
- Chi tiết phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội ra sao?
- 3 nhóm đối tượng nào sẽ được cộng điểm ưu tiên trong việc tuyển sinh vào lớp 10?
Chính thức có Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025 tại Hà Nội đúng không?
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND Tải tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025.
Theo đó, năm học 2023-2024, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 133.000 học sinh dự xét công nhận tốt nghiệp THCS.
Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, năm học 2024-2025, Hà Nội dự kiến tuyển vào lớp 10 THPT công lập khoảng 81.200 học sinh; tuyển vào lớp 10 trường tư thục, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên liên kết với các trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hoá chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT) khoảng 51.800 học sinh..
Theo Kế hoạch 93/KH-UBND, đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình GDTX cấp THCS có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều kiện dự tuyển: học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giảm hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội.
Chính thức có Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025 tại Hà Nội đúng không? (Hình từ Internet)
Chi tiết phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội ra sao?
Căn cứ theo Kế hoạch 93/KH-UBND, chi tiết phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội như sau:
Phương thức tuyển sinh: thi tuyển; Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức một ký thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường THPT công lập.
Trong đó:
(1) Bài thi
- Tổ chức 03 (ba) bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
- Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh đăng ký một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS).
(2) Hình thức thi
- Bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi.
- Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút, có nhiều mã đề thì trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 02 thí sinh liền kề không trùng mã đề, thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
(3) Đề thi
- Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.
Đề thi môn Toản và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao, đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
- Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
(4) Lịch Thi
Chi tiết lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội như sau:
3 nhóm đối tượng nào sẽ được cộng điểm ưu tiên trong việc tuyển sinh vào lớp 10?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT) quy định về quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Từ đó có thể xác định 3 nhóm đối tượng được nhận chế độ ưu tiên trong việc tuyển sinh vào lớp 10 bao gồm:
(1) Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
(2) Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
(3) Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?