Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại được đề xuất như thế nào?

Cho tôi hỏi, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại được đề xuất như thế nào?? Câu hỏi của chị Hà đến từ Ninh Thuận

Kinh tế trang trại phải đảm bảo điều kiện nào thì mới được hỗ trợ?

Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 15 Dự thảo 2 Nghị định Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như sau:

Điều kiện và nguyên tắc hỗ trợ
1. Các trang trại được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
b) Có giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường;
c) Có giấy chứng nhận kinh tế trang trại (trừ trường hợp hưởng hỗ trợ lập dự án kinh tế trang trại).
d) Đối với hỗ trợ trang trại chăn nuôi áp dụng hệ thống chuồng công nghiệp: Trang trại chăn nuôi không thuộc đối tượng sở hữu là doanh nghiệp; có dự án chăn nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; áp dụng hệ thống chuồng kín đối với chăn nuôi lợn, gia cầm hoặc chuồng công nghiệp đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
đ) Các điều kiện quy định tại các văn bản khác (đối với trường hợp đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ tại văn bản đó).

Theo đó, trang trại được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện theo đề xuất nêu trên.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Nguyên tắc hỗ trợ đối với các trang trại được đề xuất như thế nào?

Cũng theo đề xuất tại khoản 2 Điều 15 Dự thảo 2 Nghị định Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như sau:

Điều kiện và nguyên tắc hỗ trợ
...
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Chủ trang trại nếu sở hữu nhiều trang trại thì chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ đối với 01 trang trại.
b) Nếu trong cùng một nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách quy định tại các văn bản khác nhau thì Chủ trang trại chỉ được hỗ trợ từ một chính sách có lợi nhất.
c) Trong trường hợp có nhiều trang trại đề nghị hỗ trợ cần phải lựa chọn thì ưu tiên hỗ trợ các trang trại sản xuất quy mô lớn có hiệu quả trong nhiều năm; sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn, hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao; có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Như vậy, Dự thảo đề xuất nguyên tắc hỗ trợ như sau:

- Chủ trang trại chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ cho một trang trại;

- Chỉ được hỗ trợ từ một chính sách có lợi nhất;

- Trường hợp có nhiều trang trại đề nghị hỗ trợ, cần phải lựa chọn thì ưu tiên hỗ trợ các trang trại sản xuất quy mô lớn có hiệu quả trong nhiều năm; sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn, hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao; có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại như thế nào?

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại được đề xuất tại Điều 14 Dự thảo 2 Nghị định Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, cụ thể:

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại.
1. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động du lịch
Trang trại nông nghiệp có kết hợp hoạt động du lịch được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo quy định của Luật Du lịch và văn bản hướng dẫn thực hiện. Ngoài ra còn được hỗ trợ: Kết nối hạ tầng giao thông từ hệ thống giao thông liên xã, liên huyện, liên tỉnh; cung cấp hệ thống nước sạch, viễn thông, bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, rác thải; tư vấn phát triển du lịch; xây dựng đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, biển chỉ dẫn giao thông, công trình vệ sinh, khu trưng bày, cơ sở lưu trú và các công trình phục vụ du lịch khác (nhà hàng, nhà trưng bày, mô hình sản xuất phục vụ khách du lịch tham quan, trải nghiệm); mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển khách; thiết kế cảnh quan, xây dựng cảnh quan du lịch, trồng hoa, cây cảnh; bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động du lịch; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch (xây dựng website du lịch; truyền thông, xây dựng thương hiệu, chi phí xây dựng ấn phẩm quảng bá, xúc tiến; tham dự hội chợ xúc tiến du lịch trong và ngoài nước). Mức hỗ trợ tối đa cho một trang trại không quá 1.000 triệu đồng/trang trại.
2. Hỗ trợ xây dựng mô hình trang trại nông nghiệp chuyên ngành, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn.
a) Trang trại trồng trọt được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của Điều 4 Luật Trồng trọt và Điều 4 Luật Thủy lợi. Ngoài ra trang trại sản xuất lúa được hỗ trợ theo quy định của khoản 4 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 Của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
b) Trang trại chăn nuôi được hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích theo quy định của Điều 4 Luật Chăn nuôi; Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bền vững (đang xây dựng dự kiến trình Chính phủ trong năm 2022);
c) Trang trại nuôi trồng thủy sản được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của Điều 4 Luật Thủy sản và văn bản hướng dẫn thực hiện;
d) Trang trại sản xuất muối được hưởng ưu đãi về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định tại Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối; hỗ trợ khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
đ) Trang trại lâm nghiệp được hưởng ưu đãi về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của Điều 50, Điều 70, Điều 94, Điều 97 Luật Lâm nghiệp và văn bản hướng dẫn thực hiện.
e) Trang trại sản xuất sản phẩm hữu cơ được hưởng chính sách theo quy định của Điều 17 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.
g) Trang trại áp dụng thực hành nông nghiệp tốt được hưởng chính sách theo quy định của Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
h) Trang trại ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững được hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư xây dựng nhà kính, nhà lưới và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; hệ thống tưới nước tiết kiệm hoặc tự động, giếng và đường ống dẫn nước; hệ thống camera thông minh, thiết bị cảm biến và điều khiển, giám sát tự động. Mức hỗ trợ tối đa cho một trang trại không quá 1.000 triệu đồng/trang trại.
i) Trang trại nông nghiệp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn được hỗ trợ một lần 100% kinh phí mua chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và thiết bị xử lý môi trường; tối đa không quá 300 triệu đồng/trang trại.
3. Hỗ trợ trang trại sản xuất, kinh doanh cây, con đặc thù
Trang trại sản xuất, kinh doanh cây, con đặc thù quy định tại khoản 1 Điều 4 được hỗ trợ một lần 50% chi phí mua cây, con giống; mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/trang trại .

Theo đó chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại được chia thành các chính sách sau:

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động du lịch;

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trang trại nông nghiệp chuyên ngành, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn;

- Hỗ trợ trang trại sản xuất, kinh doanh cây, con đặc thù.

3,403 lượt xem
Kinh tế trang trại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo phương thức nào? Trang trại chuyên ngành được phân thành bao nhiêu loại?
Pháp luật
Trang trại trồng trọt phải đạt giá trị sản xuất bình quân bao nhiêu thì mới đạt tiêu chí kinh tế trang trại?
Pháp luật
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại như thế nào? Việc thống kê và theo dõi tình hình kinh tế trang trại được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Trách nhiệm của chủ trang trại và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại?
Trách nhiệm của chủ trang trại và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại là gì?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại được đề xuất như thế nào?
Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại và hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp?
Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại, hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế trang trại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế trang trại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào