Chính sách tín dụng ưu đãi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: Đối tượng được hỗ trợ, nguyên tắc cho vay và trách nhiệm của khách hàng vay vốn?
Đối tượng khách hàng nào được vay vốn ưu đãi?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng như sau:
- Khách hàng vay vốn theo quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ, thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định này.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định này.
- Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia tổ chức thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này.
- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo quy định tại Nghị định này.
Quy định về nguyên tắc cho vay vốn và vay vốn?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cho vay vốn và vay vốn như sau:
- Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đúng đối tượng, đủ điều kiện, rõ ràng, công khai, minh bạch; rà soát để hướng dẫn nguyên tắc lựa chọn áp dụng chính sách vay vốn theo quy định tại Nghị định này hoặc lựa chọn áp dụng chính sách vay vốn có mức ưu đãi cao nhất đối với khách hàng đủ điều kiện vay vốn của nhiều chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mục đích về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chi phí học nghề.
- Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng vay vốn tại Nghị định này và đủ điều kiện vay vốn của nhiều chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh thì được lựa chọn vay vốn tại một hoặc nhiều chương trình tín dụng nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ.
Chính sách tín dụng ưu đãi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: Đối tượng áp dụng, nguyên tắc cho vay và trách nhiệm của khách hàng vay vốn?
Quy định về nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất như sau:
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội:
+ Giai đoạn 2022 - 2023: Số tiền 9.000 tỷ đồng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ bảo lãnh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
+ Giai đoạn 2024 - 2025: Trên cơ sở báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí nguồn vốn thực hiện chính sách giai đoạn 2024 - 2025.
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội:
+ Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện Nghị định trong giai đoạn 2021 - 2025 theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý khi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
+ Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện Nghị định trong giai đoạn 2022 - 2023 là nguồn 2 nghìn tỷ đồng quy định tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15; giai đoạn sau năm 2023 được bố trí từ nguồn chi đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn (nếu có).
Quy định về bảo đảm tiền vay?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về bảo đảm tiền vay như sau:
- Khách hàng vay vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này không phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Khách hàng vay vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Khách hàng vay vốn phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của khách hàng vay vốn như sau:
- Khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định tại Nghị định này, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn theo thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Khách hàng vay vốn không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất sản xuất, nhà ở trong thời gian còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình theo Nghị định 175? Điều kiện nhân sự để được cấp chứng chỉ năng lực là gì?
- Các trường hợp học sinh được đăng ký học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao?
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc giải thể công ty mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024? Chế độ nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025 khi sắp xếp bộ máy?
- Năm 2025 xe ô tô chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn gây tai nạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?