Chính phủ Việt Nam có phải sửa chữa, bảo dưỡng nhà được giao không phải trả tiền phục vụ ngoại giao không?
- Giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền để phục vụ ngoại giao là gì?
- Chính phủ Việt Nam có phải sửa chữa, bảo dưỡng nhà được giao không phải trả tiền phục vụ ngoại giao không?
- Người đứng đầu đơn vị được giao quản lý nhà, đất dùng để giao sử dụng không trả tiền phục vụ ngoại giao có quyền và nghĩa vụ gì?
Giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền để phục vụ ngoại giao là gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền là việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bố trí nhà, đất phục vụ đối ngoại cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác sử dụng để làm trụ sở, nhà ở và không phải trả tiền cho việc sử dụng; số tiền thuê nhà được xác định là phần đóng góp hoặc hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
Theo như quy định trên thì giao sử dụng nhà đất không phải trả tiền để phục vụ ngoại giao là hình thức mà nước ta sẽ bố trí nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc hoặc tổ chức quốc tế khác làm trụ sở, nhà ở và không phải trả tiền.
Tuy nhiên, việc giao sử dụng nhà đất không phải trả tiền sẽ khác hình thức hỗ tương ở đặc điểm là dù đều không thu tiền sử dụng nhà đất nhưng số tiền thuê nhà, đất sẽ được xác định là phần đóng góp hoặc hỗ trợ của Chính phủ nước ta cho Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
Chính phủ Việt Nam có phải sửa chữa, bảo dưỡng nhà được giao không phải trả tiền phục vụ ngoại giao không?
Chính phủ Việt Nam có phải sửa chữa, bảo dưỡng nhà được giao không phải trả tiền phục vụ ngoại giao không?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền
1. Căn cứ Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ
đối ngoại thực hiện:
a) Thỏa thuận với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được sử dụng nhà để ký Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) sử dụng nhà quy định về trách nhiệm của các bên trong thời gian sử dụng. . .
b) Tổ chức thực hiện việc bàn giao nhà, đất cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Việc bàn giao được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bên Việt Nam đối với việc sử dụng nhà, đất ghi tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
d) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ nhà, đất do tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trả lại khi hết thời hạn sử dụng không phải trả tiền. Lập phương án bố trí sử dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có quy định trách nhiệm của bên Việt Nam phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà trong thời gian sử dụng thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa do đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại tự đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; trường hợp phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp thì chi phí cho việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp được sử dụng từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, đầu tư, cải tạo, nâng cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
3. Nhà nước không thu tiền thuê nhà, đất đối với diện tích nhà, đất sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền.
Theo như quy định trên thì Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa nhà được giao không phải trả tiền phục vụ ngoại giao trong khoản thời gian sử dụng khi mà Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng nhà là thuộc về phía Chính phủ Việt Nam.
Người đứng đầu đơn vị được giao quản lý nhà, đất dùng để giao sử dụng không trả tiền phục vụ ngoại giao có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ vào Điều 23 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu đơn vị được giao quản lý nhà, đất dùng để giao sử dụng không trả tiền phục vụ ngoại giao như sau:
(1) Quyền của người đứng đầu
- Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao;
- Giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của người đứng đầu
- Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
- Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 90/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?