Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030 có những điểm nổi bật nào?
Mới đây, ngày 08/6/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định 658/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2030.
Mục tiêu của Chương trình Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2030 là gì?
Tại mục I Điều 1 Quyết định 658/QĐ-TTg năm 2023 đã nêu rõ:
* Mục tiêu chung của Chương trình là:
+ Củng cố, tăng cường năng lực, chất lượng và khả năng cung ứng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ quân và dân khu vực biển, đảo;
+ Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
*Cụ thể, đến năm 2025:
- 40% bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2;
- 70% trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế dự phòng quân đội tại các tỉnh có biển được đầu tư, nâng cấp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biển, đảo.
- Bên cạnh đó, 70% tàu cá khai thác hải sản xa bờ được trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế theo quy định;
- 80% tàu vận tải biển - tàu viễn dương thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển;
- 80% người dân vùng biển, đảo được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng dự phòng bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự sơ cấp cứu và vận chuyển người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo.
*Đến năm 2030:
- 70% bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2;
- 100% trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế dự phòng quân đội tại các tỉnh có biển được đầu tư, nâng cấp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biển, đảo.
- 70% tàu mặt nước thuộc Hải quân, Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng được trang bị đồng bộ trang thiết bị y tế cho cấp cứu đầu tiên và thực hiện cứu hộ, cứu nạn trên biển;
- 100% tàu cá khai thác hải sản xa bờ được trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế theo quy định; 100% tàu vận tải biển - tàu viễn dương thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển;
- 100% người dân vùng biển, đảo được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng dự phòng bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự sơ cấp cứu và vận chuyển người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo.
Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030 có những điểm nổi bật nào? (Hình internet)
Chính phủ đã đề ra mấy giải pháp thực hiện Chương trình Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030?
Tại mục II Điều 1 Quyết định 658/QĐ-TTg năm 2023 nhấn mạnh:
Để thực hiện mục tiêu trên, Chương trình đã đề ra các giải pháp gồm:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác y tế biển, đảo;
- Củng cố và tăng cường năng lực y tế dự phòng khu vực biển, đảo;
- Củng cố, tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh;
- Nâng cao năng lực cấp cứu, vận chuyển người bệnh;
- Phát triển nguồn nhân lực y tế cho khu vực biển, đảo;
- Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn đặc thù cho y tế biển, đảo;
- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân khu vực biển, đảo.
Như vậy, Chương trình Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra 07 giải pháp thực hiện được quy định chi tiết tại mục II Điều 1 Quyết định 658/QĐ-TTg năm 2023.
Tổ chức thực hiện chương trình Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?
Tại mục IV Điều 1 Quyết định 658/QĐ-TTg năm 2023 giao thực hiện cho các đơn vị dưới đây:
- Bộ Y tế:
+ Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nhiệm vụ để triển khai Chương trình do Bộ Y tế thực hiện.
- Bộ Quốc phòng:
+ Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nhiệm vụ triển khai Chương trình do Bộ Quốc phòng thực hiện.
- Bộ Công an
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí kinh phí cho các hoạt động cho công tác y tế biển, đảo của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư công phù hợp để thực hiện Chương trình theo thẩm quyền.
- Bộ Tài chính
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan cân đối kinh phí để thực hiện Chương trình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm hệ thống thông tin thông suốt hỗ trợ cấp cứu, điều trị từ xa.
- Các bộ, ngành liên quan chủ động lồng ghép các nội dung của Chương trình vào các kế hoạch, hoạt động và triển khai thực hiện.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
+ Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện có hiệu quả Chương trình; khuyến khích các địa phương bố trí sớm nguồn lực để đạt được các mục tiêu của Chương trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?