Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng năm 2022?
Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất cụ thể như sau:
"Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực đất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này nhằm đánh giá, phát hiện các chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất, nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ là căn cứ để xác định, khoanh vùng và quản lý các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Tổng hợp, rà soát tài liệu liên quan đến khu vực đất cần thực hiện điều tra, đánh giá;
b) Khảo sát hiện trường khu vực ô nhiễm môi trường đất;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định hàm lượng các chất ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm:
a) Công bố thông tin và khoanh vùng sơ bộ khu vực ô nhiễm để tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết;
b) Công bố thông tin và khoanh vùng khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm để theo dõi, giám sát."
Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng năm 2022?
Nội dung của kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng cụ thể như sau:
Nội dung của kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng bao gồm:
- Đánh giá tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường đất; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất; các vấn đề bất cập, tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng môi trường đất;
- Xác định mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia;
- Đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
- Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp;
- Bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức thực hiện, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp; cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất được quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể là:
"Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này;
đ) Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh và khu vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;
b) Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này;
c) Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
d) Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định."
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?