Chi phí trong tố tụng bao gồm những loại chi phí nào? Người làm chứng trong tố tụng có được trả phí không?
Chi phí trong tố tụng bao gồm những loại chi phí nào?
Chi phí trong tố tụng theo quy định của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng 2012 ghi nhận là những loại chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng và người phiên dịch trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
Trong đó, những loại chi phí trong tố tụng được hiểu như sau:
- Chi phí giám định là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc giám định do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc định giá do Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chi phí thẩm định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc thẩm định giá do Tổ chức thẩm định giá tính theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật về giá.
- Chi phí cho người làm chứng là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chi phí cho người phiên dịch là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chi phí trong tố tụng bao gồm những loại chi phí nào? Người làm chứng trong tố tụng có được trả phí không? (Hình từ Ineternet)
Người làm chứng trong tố tụng có được trả phí không?
Căn cứ quy định tại Chương 4 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng 2012 về chi phí cho người làm chứng trong tố tụng, theo đó, chi phí có thể do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng hoặc đương sự chi trả.
- Trường hợp người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng 2012 thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng. Chi phí cho người làm chứng được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
- Trường hợp người làm chứng do đương sự yêu cầu theo quy định tại Điều 49 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng 2012 nghĩa vụ người trả chi phí cho người làm chứng như sau:
Nghĩa vụ nộp chi phí cho người làm chứng
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp chi phí cho người làm chứng được quy định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp chi phí cho người làm chứng, nếu lời khai của người làm chứng phù hợp với sự thật khách quan của vụ việc nhưng không đúng với yêu cầu của người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng hoặc lời khai của người làm chứng không phù hợp với sự thật khách quan của vụ việc;
2. Trường hợp lời khai của người làm chứng phù hợp với sự thật khách quan của vụ việc và đúng với yêu cầu của người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng, thì chi phí cho người làm chứng do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng nộp;
Chi phí trong tố tụng phải trả cho người làm chứng là những chi phí gì?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP về nội dung chi phí trả cho người làm chứng trong tố tụng như sau:
- Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
+ Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng;
+ Chi phí đi lại (nếu có);
+ Chi phí lưu trú (nếu có);
+ Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 81/2014/NĐ-CP như Chi phí đi lại, chi phí lưu trú và chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc làm chứng trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ.
Trong đó, tiền lương cho người làm chứng được quy định tại Điều 16 Nghị định 81/2014/NĐ-CP như sau:
Chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng
1. Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
b) Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
2. Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Thù lao cho người làm chứng áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
Chi phí đi lại, chi phí lưu trú và các chi phí khác cho người làm chứng được quy định tại Điều 18 Nghị định 81/2014/NĐ-CP như sau:
Chi phí đi lại, chi phí lưu trú và chi phí khác cho người làm chứng, người phiên dịch
1. Chi phí đi lại, chi phí lưu trú được xác định theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về nội dung chi và mức chi về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chi phí khác là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc làm chứng, phiên dịch được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu tờ khai tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho dân quân tự vệ mới nhất? Tải về?