Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như thế nào?
- Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như thế nào?
- Quy trình và thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp một lần, chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như thế nào?
- Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 gồm những gì?
Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như sau:
- Thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2017/NĐ-CP được hưởng chế độ trợ cấp một lần, tính theo số năm thực tế tham gia thanh niên xung phong cơ sở. Trường hợp có thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở các đợt khác nhau hoặc gián đoạn thì được cộng dồn để tính hưởng chế độ, cụ thể như sau:
+ Từ đủ 02 năm trở xuống, mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;
+ Trên 02 năm thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
Lưu ý: Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
- Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam có giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 112/2017/NĐ-CP nhưng không thể hiện cụ thể thời gian tham gia kháng chiến thì được hưởng mức 2.500.000 đồng.
- Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam đã từ trần trước ngày Nghị định 112/2017/NĐ-CP có hiệu lực thì thân nhân của người từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng.
Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình và thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp một lần, chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định quy trình và thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp một lần, chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo trên Đài truyền thanh xã, các trưởng thôn (tổ dân phố, ấp, phum, sóc) và niêm yết tại trụ sở xã về việc thu nhận hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam. Thời hạn thu nhận hồ sơ theo từng đợt trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
- Đối tượng đề nghị hưởng chính sách hoặc thân nhân của đối tượng (trường hợp đối tượng đã từ trần) nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2017/NĐ-CP cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, phân loại hồ sơ, tổ chức hội nghị để xác định những đối tượng đủ điều kiện và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp theo Mẫu số 5A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 112/2017/NĐ-CP. Thành phần hội nghị gồm đại diện: Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban liên lạc cựu thanh niên xung phong, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng thôn (tổ dân phố, ấp, phum, sóc) có đối tượng đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam.
- Niêm yết kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam theo Mẫu số 5B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 112/2017/NĐ-CP tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên Đài truyền thanh xã. Thời hạn thông báo và niêm yết trong 10 ngày kể từ ngày có kết quả xét duyệt hồ sơ của từng đợt. Trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo về kết quả xét duyệt hồ sơ thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác minh và giải quyết theo nội dung đơn khiếu nại, tố cáo.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn niêm yết kết quả xét duyệt hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ kèm theo hồ sơ của đối tượng, biên bản hội nghị liên tịch và bản niêm yết kết quả xét duyệt hồ sơ).
- Đối với đối tượng có thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở địa phương không có hồ sơ gốc, hồ sơ liên quan, hiện đăng ký thường trú ở địa phương khác nếu có yêu cầu xác nhận hồ sơ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng tham gia thanh niên xung phong cơ sở tổ chức xét duyệt theo quy trình nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 112/2017/NĐ-CP, nếu đủ điều kiện thì xác nhận và làm văn bản theo Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đăng ký thường trú để giải quyết theo thẩm quyền.
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 gồm:
- Bản khai của đối tượng theo Mẫu số 1A hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần) theo Mẫu số 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 112/2017/NĐ-CP.
- Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam: Lý lịch cán bộ, công chức, viên chức hoặc lý lịch đảng viên khai trước năm 1995 trong đó có thể hiện thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.
- Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này thì phải có bản xác nhận của ít nhất 02 người làm chứng là những người trực tiếp huy động, tổ chức, quản lý thanh niên xung phong hoặc đồng đội của thanh niên xung phong trong đơn vị từ cấp đại đội trở xuống đã được công nhận là thanh niên xung phong theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 112/2017/NĐ-CP.
- Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này và không có 02 người làm chứng xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này thì đối tượng phải có đơn đề nghị theo Mẫu số 3A gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động có trách nhiệm xác nhận theo Mẫu số 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 112/2017/NĐ-CP đối với đối tượng tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hiện đăng ký thường trú ở địa phương khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?