Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao?

Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao?

Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào?

Vấn đề đảm bảo quyền lợi và điều kiện sinh hoạt cơ bản của phạm nhân luôn được nhà nước quan tâm và điều chỉnh phù hợp theo từng thời kỳ. Trong đó, Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm đảm bảo các phạm nhân có điều kiện sinh hoạt tối thiểu và đảm bảo sức khỏe. Nhiều người quan tâm đến Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 sẽ có thay đổi gì, để hiểu rõ hơn về quyền lợi mà các phạm nhân được hưởng.

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định về chế độ mặc và tư trang của phạm nhân như sau:

(1) Phạm nhân được cấp:

- 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm;

- 02 bộ quần áo lót/năm;

- 02 khăn mặt/năm;

- 02 chiếu cá nhân/năm;

- 02 đôi dép/năm;

- 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm;

- 01 áo mưa nilông/năm;

- 04 bàn chải đánh răng/năm;

- 600 g kem đánh răng/năm;

- 3,6 kg xà phòng/năm;

- 800 ml dầu gội đầu/năm;

- 01 màn/03 năm;

- 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi);

- 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);

Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.

(2) Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.

Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân không chỉ đảm bảo về mặt vật chất mà còn giúp họ duy trì một cuộc sống ổn định trong môi trường cải tạo. Chính vì vậy, tìm hiểu kỹ về Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân giúp các đơn vị quản lý và gia đình phạm nhân có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc cung cấp tư trang cần thiết.

Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao?

Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao? (Hình ảnh Internet)

Chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định về chế độ ăn đối với phạm nhân như sau:

(1) Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:

- 17 kg gạo tẻ;

- 15 kg rau xanh;

- 01 kg thịt lợn;

- 01 kg cá;

- 0,5 kg đường;

- 0,75 lít nước mắm;

- 0,2 lít dầu ăn;

- 0,1 kg bột ngọt;

- 0,5 kg muối;

- Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;

- Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.

(2) Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại (1), phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căng-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.

(3) Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm.

(4) Mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân được tổ chức ít nhất một bếp ăn tập thể. Định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn có lưới hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 03 năm; các loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong 01 năm và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.

Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong 01 năm.

Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 cặp lồng có 04 ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm.

(5) Phạm nhân được sử dụng điện, nước đảm bảo yêu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Tổ chức quản lý trại giam và tổ chức bộ máy quản lý của trại giam như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định về Tổ chức quản lý trại giam và tổ chức bộ máy quản lý của trại giam như sau:

(1) Tổ chức quản lý trại giam

- Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Công an quản lý.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

(2) Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam

- Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng.

- Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Lưu ý: Nghị định 118/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2024.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
349 lượt xem
Chế độ đối với phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ có được y tế của cơ sở giam giữ tổ chức khám sức khỏe hay không?
Pháp luật
Chế độ dạy văn hóa cho phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ đối với cán bộ tham gia giảng dạy ra sao?
Pháp luật
Quy định chế độ học nghề của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 theo Nghị định 118/2024 như thế nào?
Pháp luật
Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao?
Pháp luật
Chế độ ăn đối với phạm nhân mới từ 15/11/2024? Chế độ ăn, mặc đối với phạm nhân dưới 18 tuổi ra sao?
Pháp luật
Nghị định 118/2024 quy định chi tiết Luật Thi hành án hình sự về chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân trong trại giam được hưởng chế độ ăn, ở như thế nào? Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ đối với phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ đối với phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào